Return to Video

Problem Solving and Innovation

  • 0:00 - 0:04
    Xin chào các bạn. Trong loạt bài giảng này, chúng ta sẽ cùng nói về chủ đề giải quyết vấn đề.
  • 0:04 - 0:08
    Chúng ta đang nhắc đến các cá nhân và các đội gặp phải vấn đề cần giải quyết.
  • 0:08 - 0:09
    Hãy cùng chú ý vào một số điểm.
  • 0:09 - 0:12
    Đầu tiên chúng ta cùng phân tích vai trò của sự đa dạng trong giải quyết vấn đề,
  • 0:12 - 0:16
    tiếp theo là cách kết nối các ý tưởng,
  • 0:16 - 0:18
    và cuối cùng là tìm hiểuquá trìnhnhững cải tiến bắt nguồn
    7
    00:00:17,092 --> 00:00:21,019
    từ ý tưởng của một ngườitạimột nơi nào đó rồi được ứng dụng ở những nơi khác như thế nào.
    8
    00:00:21,019 --> 00:00:26,080
    Vì vậy sẽ có 2 chủ đề chính: vai trò của sự đa dạng và sức mạnh của sự kết hợp lại.
  • 0:18 - 0:21
    Hãy suy nghĩ làm thế nào chúng ta có thể mô hình hóa giải quyết vấn đề: bắt đầu bằng việc làm cho nó chính thức hơn,
  • 0:21 - 0:27
    xây dựng nên mô hình chính thức nào đó.
  • 0:27 - 0:31
    Ta sẽ làm như sau: giả sử bạn thực hiện hành động (a),
  • 0:31 - 0:33
    trong đó bạn có một vài giải pháp, ta sẽ thể hiện bằng (a),
  • 0:33 - 0:37
    và có hàm thanh toán (F) trả về giá trị của hành động cụ thể đó.
  • 0:37 - 0:40
    Hành động đó có thể là một chuỗi code nếu bạn đang viết code một chương trình máy tính,
  • 0:40 - 0:44
    và (F) có thể chỉ code đó chạy nhanh như thế nào.
  • 0:44 - 0:48
    Bên cạnh đó, (a) có thể là một chính sách chăm sóc sức khỏe và (F) chỉ mức độ hiệu quả của chính sách.
  • 0:48 - 0:51
    Nói chung, (a) là giải pháp mà bạn đề xuất và F(a) là mức độ thể hiện giải pháp đó tốt đến mức nào.
  • 0:51 - 0:57
    Điều chúng ta muốn thực hiện là nắm được một số những hiểu biết về
  • 0:57 - 1:03
    cách để đề xuất các giải pháp tốt hơn - đây là nơi những cải tiến xuất hiện.
  • 1:03 - 1:06
    Để làm được điều đó, hãy cùng làm một phép ẩn dụ.
  • 1:06 - 1:10
    Chúng ta sẽ sử dụng “phép ẩn dụ của một bức tranh” như là một thấu kính để qua đó ta hiểu được mô hình.
  • 1:10 - 1:12
    Hãy xem xét điều đó theo cách sau:
  • 1:12 - 1:18
    Bạn đang cố gắng nghĩ ra một giải pháp cho một vấn đề, mỗi giải pháp có một giá trị.
  • 1:18 - 1:21
    Vì thế, mức độ tốt của giải pháp được thể hiện qua giá trị.
  • 1:21 - 1:24
    Do đó, giải pháp B là tốt nhất.
  • 1:24 - 1:28
    Bây giờ, ta có tất cả các giải pháp khác nhau được đặt theo trục x.
  • 1:28 - 1:31
    Tôi sẽ bắt đầu với ý tưởng (I)
  • 1:31 - 1:35
    (Đặt nó ở đây, đây là ý kiến của tôi.)
  • 1:35 - 1:38
    Đó là ý tưởng khá ổn; nhưng chúng ta muốn biết"Làm thế nào để tìm được ý tưởng tốt hơn?"
  • 1:38 - 1:40
    Một suy nghĩ nảy ra: chúng ta có thể "thử mọi thứ ở bên trái và bên phải"
  • 1:40 - 1:43
    và nhận ra rằng theo đường “leo đồi” ở đây, chúng ta đến được điểm (C);
  • 1:43 - 1:47
    và tôi bị mắc kẹt tại điểm (C), vì nếu tôi đi sang bên trái, tôi ở vị trí thấp hơn, và cũng như thế nếu tôi sang bên phải.
  • 1:47 - 1:51
    Vì thế tôi có thể nói "Khoan đã, (C) là điều tốt nhất tôi có thể đưa ra."
  • 1:51 - 1:56
    Điều chúng ta muốn thấy là chúng ta đi đến các ý tưởng này như thế nào.
  • 1:56 - 1:59
    Làm thế nào để một nhóm người đề xuất các ý tưởng tốt hơn,
    36
    00:02:03,079 --> 00:02:06,063
    và làm sao để tránh phải dừng lại ở điểm (C)
  • 1:59 - 2:02
    để có thể đến điểm (B).
  • 2:02 - 2:04
    Thực hiện điều đó như thế nào? Mô hình trông giống như sau:
  • 2:04 - 2:07
    Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách nói về cái gọi là "quan điểm".
  • 2:07 - 2:09
    Quan điểm là gì? Quan điểm là cách bạn trình bày vấn đề như thế nào.
  • 2:10 - 2:13
    Nếu ai đó đưa cho bạn vấn đề nào đó một lần nữa,
  • 2:13 - 2:17
    dù đó là code, chính sách chăm sóc sức khỏe,
  • 2:17 - 2:21
    thiết kế một chiếc xe đạp, hay thiết kế một cái gì đó thêm vào ngôi nhà của bạn,
  • 2:21 - 2:23
    bạn sẽ có cách nào đó để -hình dung vấn đề trong đầu mình.
    45
    00:02:32,046 --> 00:02:37,039
    Đó là quan điểm - là cách bạn giải mã vấn đề.
  • 2:23 - 2:26
    Mỗi khi bạn giải mã vấn đề, bạn sẽ lại tạo ra vấn đề lần nữa. Đây là một cách ẩn dụ - một "bức tranh".
  • 2:26 - 2:30
    Bạn có thể nghĩ về việc giải mã vấn đề như một trục ngang,
  • 2:30 - 2:32
    mỗi giải pháp có thể có có một giá trị riêng,
  • 2:32 - 2:37
    và điều đó tạo nên một bức tranh.
  • 2:37 - 2:43
    Vì thế, chúng ta sẽ nói về các quan điểm khác nhau dẫn đến các bức tranh khác nhau như thế nào.
  • 2:43 - 2:47
    Đó là phần đầu tiên.
  • 2:47 - 2:50
    Phần 2 là phần mà ta sẽ cùng gọi là "Khám phá".
  • 2:50 - 2:51
    Khám phá là làm thế nào bạn di chuyển trên bức tranh.
  • 2:51 - 2:56
    Nhớ rằng, khi tôi vẽ nên bức tranh đó
  • 2:56 - 2:58
    tôi đã nói về leo lên "đồi".
  • 2:58 - 3:00
    Hành động "leo đồi" là một khám phá.
  • 3:00 - 3:02
    "Tìm kiếm ngẫu nhiên" là một khám phá khác - nếu bạn ngẫu nhiên chọn một vài điểm
  • 3:02 - 3:04
    và nhận thấy điểm nào có giá trị cao nhất, đó cũng là một khám phá khác.
  • 3:04 - 3:06
    Chúng ta sẽ nói tới vấn đề các quan điểm khác nhau và các khám phá khác nhau
  • 3:06 - 3:08
    cho phép chúng ta tìm ra giải pháp cải tiến hoặc tốt hơn đối với các vấn đề.
  • 3:08 - 3:12
    Đây là trọng tâm của mô hình giải quyết vấn đề của chúng ta:
  • 3:12 - 3:15
    Con người có nhiều quan điểm và con người có các khám phá.
    63
    00:03:28,062 --> 00:03:32,000
    Khi kết thúc việc nói về vấn đề cá nhân, chúng ta sẽ nói về vấn đề đội/nhóm.
  • 3:15 - 3:19
    Một trong những điểm thú vị là nếu bạn có một nhóm người hoặc một đội để giải quyết một vấn đề,
  • 3:19 - 3:22
    bạn thực sự có thể chỉ ra rằng họ sẽ làm việc đó tốt hơn so với các cá nhân.
  • 3:22 - 3:25
    Lí do là vì họ có nhiều công cụ hơn, và những công cụ này là khác nhau.
  • 3:25 - 3:29
    Họ có quan điểm khác nhau và các khám phá khác nhau, và tất cả sự đa dạng đó khiến họ tốt hơn trong việc
  • 3:29 - 3:32
    đề xuất những giải pháp mới và các giải pháp tốt hơn đối với các vấn đề.
  • 3:32 - 3:36
    Đội/nhóm là rất quan trọng.
  • 3:36 - 3:39
    Sau khi thảo luận về đội
  • 3:39 - 3:43
    và về vai trò của việc làm thế nào một cá nhân có thể cải tiến dựa trên giải pháp của người khác,
    72
    00:04:00,011 --> 00:04:03,086
    chúng ta sẽ mở rộng mô hình và thảo luận vấn đề về sự kết hợp.
  • 3:43 - 3:47
    Đây là một ý tưởng lớn. Ý tưởng đó như sau:
  • 3:47 - 3:50
    Tôi có một số giải pháp từ một vấn đề, bạn có một giải pháp của vấn đề khác,
  • 3:51 - 3:53
    và đôi khi tôi có thể lấy giải pháp của bạn, kết hợp với giải pháp của tôi
  • 3:53 - 3:55
    để xuất hiện một giải pháp nào đó tốt hơn.
  • 3:55 - 4:00
    Các sản phẩm phức tạp
  • 4:00 - 4:04
    như ngôi nhà, xe hơi, hay chiếc máy tính
  • 4:04 - 4:06
    bao gồm tất cả giải pháp cho những vấn đề nhỏ.
  • 4:06 - 4:10
    Và chúng ta sẽ thấy,khi liên kết các giải pháp với những vấn đề nhỏ,
  • 4:10 - 4:13
    chúng ta có thể có các giải pháp tốt hơn và đó thực sự là một bước ngoặt lớn.
  • 4:13 - 4:15
    Hãy nhớ lại bài học trước của chúng ta một lát.
  • 4:15 - 4:17
    Chúng ta nói rằng chúng ta không thể phát triển nếu sự đổi mới không được duy trì,
  • 4:17 - 4:21
    sự phát triển đó phụ thuộc vào duy trì sự đổi mới.
  • 4:21 - 4:24
    Chúng ta sẽ cùng thảo luận về sự đa dạng dẫn tới sự đổi mới như thế nào,
  • 4:24 - 4:28
    và làm thế nào để sự kết hợp những đổi mới đó có thể đưađến sự đổi mới lớn hơn.
  • 4:28 - 4:32
    Đó là một chủ đề lớn - Đó là nơi chúng ta tiến tới:
  • 4:32 - 4:34
    Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách nói về các quan điểm. Sau đó chúng ta sẽ nói về những khám phá.
  • 4:34 - 4:38
    Rồi chúng ra cùng nói đến các đội/nhóm người tận dụng các quan điểm phong phú của họ trong các khám phá như thế nào.
  • 4:38 - 4:40
    Và sau đó, chúng ta sẽ cùng nói về việc kết hợp các ý tưởng có thể dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ.
  • 4:40 - 4:44
    Hãy cùng bắt đầu nào. Cảm ơn!
Title:
Problem Solving and Innovation
Video Language:
English

Vietnamese subtitles

Revisions