Return to Video

Joshua Foer: Những kỳ công của bộ nhớ mà ai cũng làm được

  • 0:00 - 0:05
    Tôi muốn mời các bạn nhắm mắt lại.
  • 0:05 - 0:08
    Tưởng tưởng mình đang đứng
  • 0:08 - 0:11
    bên ngoài cửa trước nhà bạn.
  • 0:11 - 0:15
    Các bạn hãy chú ý màu cửa,
  • 0:15 - 0:19
    chất liệu của nó.
  • 0:19 - 0:26
    Bây giờ hãy hình dung một nhóm người thừa cân theo chủ nghĩa khỏa thân đang chạy xe đạp.
  • 0:26 - 0:29
    Họ đang thi đấu trong một cuộc đua xe đạp khỏa thân,
  • 0:29 - 0:32
    và họ được phép chạy thẳng tới trước cửa nhà của bạn.
  • 0:32 - 0:34
    Tôi cần các bạn phải thực sự thấy điều này.
  • 0:34 - 0:38
    Họ đang đạp hết sức, người họ đẫm mồ hôi,
  • 0:38 - 0:40
    họ cứ chạy lòng vòng quanh đó.
  • 0:40 - 0:44
    Và họ đâm thẳng vào cửa trước nhà của bạn.
  • 0:44 - 0:48
    Xe đạp bay tung tóe khắp nơi, những chiếc bánh xe lăn qua bạn,
  • 0:48 - 0:52
    niềng xe văng ra những chỗ khác nhau.
  • 0:52 - 0:55
    Bước qua thềm cửa nhà của bạn
  • 0:55 - 0:58
    tiến đến tiền sảnh, hành lang, bất cứ thứ gì ở phía bên kia,
  • 0:58 - 1:02
    và cảm nhận chất lượng ánh sáng tuyệt vời.
  • 1:02 - 1:08
    Đèn chiếu xuống con rối Cookie Monster.
  • 1:08 - 1:11
    Cookie Monster đang vẫy tay chào đón bạn
  • 1:11 - 1:13
    từ chỗ ngồi của nó trên lưng một con ngựa rám nắng.
  • 1:13 - 1:15
    Đó là một con ngựa biết nói.
  • 1:15 - 1:20
    Bạn có thể thực sự cảm nhận được những chiếc lông màu xanh của nó đang ngoáy mũi bạn.
  • 1:20 - 1:24
    Bạn có thể ngửi thấy mùi bánh quy nho khô làm bằng bột yến mạch mà nó sắp bỏ hết vào miệng.
  • 1:24 - 1:28
    Đi qua nó đi. Đi qua nó để tới phòng khách nhà bạn.
  • 1:28 - 1:31
    Trong phòng khách, bằng trí tưởng tượng phong phú của mình,
  • 1:31 - 1:34
    ảnh của Britney Spears kìa.
  • 1:34 - 1:39
    Cô đang mặc váy áo hở hang, cô đang nhún nhảy trên bàn cà phê của bạn,
  • 1:39 - 1:42
    và cô ấy đang hát "Hit Me Baby One More Time."
  • 1:42 - 1:45
    Và rồi hãy theo tôi vào nhà bếp của bạn.
  • 1:45 - 1:49
    Trong nhà bếp, sàn lối đi được ốp gạch màu vàng
  • 1:49 - 1:53
    và từ lò nướng chui ra, đang tiến đến phía bạn
  • 1:53 - 1:55
    là cô bé Dorothy, người thiếc Tin Man,
  • 1:55 - 1:57
    Scarecrow và con sư tử hèn nhát trong "Phù thủy xứ Oz",
  • 1:57 - 2:00
    họ đang tay trong tay tiến thẳng đến bạn.
  • 2:00 - 2:04
    Được rồi, các bạn có thể mở mắt ra.
  • 2:04 - 2:08
    Tôi muốn nói với các bạn về một cuộc thi rất kỳ lạ
  • 2:08 - 2:11
    được tổ chức vào mỗi mùa xuân ở thành phố New York.
  • 2:11 - 2:14
    Gọi là Cuộc Thi Vô Địch Nước Mỹ Về Trí Nhớ (United States Memory Championship).
  • 2:14 - 2:17
    Cách đây một vài năm, tôi đã theo dõi cuộc thi này
  • 2:17 - 2:19
    với tư cách là một phóng viên khoa học
  • 2:19 - 2:22
    mong chờ, tôi đoán, cuộc thi này
  • 2:22 - 2:25
    kiểu như là Giải vô địch của các nhà bác học.
  • 2:25 - 2:28
    Đây là cuộc thi của một nhóm những anh chàng trai và một số cô gái,
  • 2:28 - 2:33
    rất khác nhau từ tuổi tác đến chuyện... giữ vệ sinh.
  • 2:33 - 2:35
    (Tiếng cười)
  • 2:35 - 2:39
    Họ sẽ ghi nhớ hàng trăm con số ngẫu nhiên,
  • 2:39 - 2:41
    mà chỉ nhìn chúng qua một lần duy nhất.
  • 2:41 - 2:45
    Họ sẽ ghi nhớ tên của hàng tá tá những người xa lạ.
  • 2:45 - 2:49
    Họ sẽ ghi nhớ toàn bộ bài thơ chỉ trong một vài phút.
  • 2:49 - 2:51
    Họ sẽ thi xem ai có thể ghi nhớ
  • 2:51 - 2:55
    thứ tự của bộ bài đã được xáo trộn một cách nhanh nhất.
  • 2:55 - 2:57
    Tôi cảm thấy như không thể tin được điều này.
  • 2:57 - 3:00
    Những người này chắc phải là...
    quái nhân của tạo hoá.
  • 3:00 - 3:03
    Và tôi bắt đầu gợi chuyện với một số người dự thi.
  • 3:03 - 3:05
    Đây là anh chàng tên Ed Cook
  • 3:05 - 3:06
    đến từ nước Anh
  • 3:06 - 3:08
    nơi mà anh sở hữu một trong những trí nhớ được rèn luyện tốt nhất.
  • 3:08 - 3:12
    Và tôi nói với anh: "Ed, khi nào thì anh nhận ra rằng
  • 3:12 - 3:15
    anh là một nhà bác học?"
  • 3:15 - 3:17
    Ed trả lời: "Tôi không phải là một nhà bác học.
  • 3:17 - 3:20
    Thực sự thì tôi chỉ có một trí nhớ trung bình.
  • 3:20 - 3:22
    Mọi người tham dự cuộc thi này sẽ cho anh biết
  • 3:22 - 3:25
    họ chỉ có một trí nhớ trung bình mà thôi.
  • 3:25 - 3:27
    Chúng tôi đều tự rèn luyện
  • 3:27 - 3:31
    để thể hiện những thành công cực kỳ siêu phàm của trí nhớ bằng cách
  • 3:31 - 3:33
    sử dụng một tập hợp những kỹ thuật cổ xưa,
  • 3:33 - 3:37
    những kỹ thuật được phát minh ra cách đây 2500 năm ở Hy Lạp,
  • 3:37 - 3:40
    những kỹ thuật tương tự mà Cicero đã từng áp dụng
  • 3:40 - 3:42
    để ghi nhớ bài phát biểu của ông,
  • 3:42 - 3:46
    và những học giả trung cổ dùng để ghi nhớ toàn bộ các quyển sách".
  • 3:46 - 3:49
    Và tôi: "Chà. Sao tôi chưa từng nghe về điều này trước đây nhỉ?"
  • 3:49 - 3:52
    Chúng tôi đứng bên ngoài hội trường của cuộc thi,
  • 3:52 - 3:56
    và Ed, một anh chàng người Anh rất thông minh, tuyệt vời
  • 3:56 - 3:59
    nhưng có phần nào đó hơi lập dị
  • 3:59 - 4:03
    nói với tôi: "Josh, anh là một phóng viên người Mỹ.
  • 4:03 - 4:05
    Vậy anh có biết Britney Spears không?"
  • 4:05 - 4:10
    Tôi kiểu như: "Cái gì? À không. Sao vậy?"
  • 4:10 - 4:13
    "Vì tôi thực sự muốn chỉ cho Britney Spears
  • 4:13 - 4:16
    làm thế nào để ghi nhớ thứ tự của một bộ bài đã được xáo trộn
  • 4:16 - 4:18
    trên đài truyền hình quốc gia Mỹ.
  • 4:18 - 4:21
    Nó sẽ chứng minh cho cả thế giới thấy bất cứ ai cũng có thể làm được điều này."
  • 4:21 - 4:26
    (Tiếng cười)
  • 4:26 - 4:29
    Tôi nói: "Tôi không phải Britney Spears,
  • 4:29 - 4:32
    nhưng có lẽ anh có thể dạy tôi.
  • 4:32 - 4:35
    Ý tôi là anh sẽ phải bắt đầu từ đâu đó, phải không?"
  • 4:35 - 4:38
    Và đó là điểm khởi đầu của cuộc hành trình rất kỳ lạ đối với tôi.
  • 4:38 - 4:41
    Cuối cùng thì, tôi dành cả năm sau đó cho phần hay nhất của cuộc hành trình
  • 4:41 - 4:43
    không chỉ để rèn luyện trí nhớ của mình,
  • 4:43 - 4:45
    mà còn nghiên cứu về nó,
  • 4:45 - 4:47
    cố gắng hiểu xem nó hoạt động như thế nào,
  • 4:47 - 4:50
    tại sao đôi lúc nó lại không hoạt động
  • 4:50 - 4:52
    và tiềm năng của nó có thể là gì.
  • 4:52 - 4:54
    Tôi đã gặp rất nhiều người thực sự thú vị.
  • 4:54 - 4:56
    Người đàn ông này tên E.P.
  • 4:56 - 4:59
    Ông bị mắc chứng mất trí nhớ
  • 4:59 - 5:01
    có thể ông là người có trí nhớ tệ nhất trên thế giới.
  • 5:01 - 5:03
    Trí nhớ của ông rất kém
  • 5:03 - 5:06
    đến nỗi thậm chí ông không nhớ rằng mình có vấn đề về trí nhớ,
  • 5:06 - 5:08
    điều này thật ngạc nhiên.
  • 5:08 - 5:09
    Ông là một trường hợp vô cùng bi thảm,
  • 5:09 - 5:11
    nhưng ông cũng là cánh cửa mở đến giới hạn
  • 5:11 - 5:15
    mà trí nhớ của chúng ta tạo nên con người mà chúng ta hiện là.
  • 5:15 - 5:18
    Ở một khía cạnh khác: Tôi đã gặp người đàn ông này.
  • 5:18 - 5:20
    Đây là Kim Peek.
  • 5:20 - 5:23
    Ông là một điển hình của nhân vật do Dustin Hoffman đóng vai trong phim "Rain Man"
  • 5:23 - 5:26
    Chúng tôi ngồi với nhau cả buổi trưa
  • 5:26 - 5:30
    trong Thư viện công cộng thành phố Salt Lake để ghi nhớ những quyển danh bạ điện thoại,
  • 5:30 - 5:33
    chuyện này thật (điên) rực rỡ.
  • 5:33 - 5:36
    (Tiếng cười)
  • 5:36 - 5:39
    Khi trở về, tôi đã đọc toàn bộ các tài liệu ghi chép về trí nhớ,
  • 5:39 - 5:43
    những luận thuyết được viết cách đây hơn 2000 năm
  • 5:43 - 5:45
    bằng tiếng Lating cổ
  • 5:45 - 5:47
    rồi sau đó bằng tiếng Latinh Trung Cổ
  • 5:47 - 5:50
    Và tôi đã học được rất nhiều điều thú vị.
  • 5:50 - 5:53
    Một trong những điều cực thú vị mà tôi đã học được
  • 5:53 - 5:56
    là ngày xửa ngày xưa
  • 5:56 - 6:01
    ý tưởng về việc có một trí nhớ được huấn luyện, rèn tập và trau dồi
  • 6:01 - 6:06
    gần như không quá kỳ lạ với người xưa như đối với chúng ta ngày nay.
  • 6:06 - 6:11
    Vào thời xa xưa, con người đầu tư cho trí nhớ
  • 6:11 - 6:16
    bằng cách chăm chỉ trang hoàng cho tâm trí của họ .
  • 6:16 - 6:18
    Qua một vài thiên niên kỷ
  • 6:18 - 6:21
    chúng ta đã phát minh ra hàng loạt những công nghệ --
  • 6:21 - 6:23
    từ bảng chữ cái đến giấy để viết
  • 6:23 - 6:26
    đến sách chép tay, tài liệu in ấn, nhiếp ảnh,
  • 6:26 - 6:28
    máy tính, điện thoại thông minh --
  • 6:28 - 6:31
    những thứ mà dần dần giúp dễ dàng hơn và dễ dàng hơn
  • 6:31 - 6:33
    giúp chúng ta bành trướng trí nhớ của chúng ta,
  • 6:33 - 6:35
    cho chúng ta gần như thuê nguồn lực bên ngoài
  • 6:35 - 6:39
    thực hiện dùm bản năng cơ bản này của con người.
  • 6:39 - 6:43
    Những công nghệ này tạo ra tính khả thi cho thế giới hiện đại của chúng ta,
  • 6:43 - 6:44
    nhưng chúng cũng đã thay đổi chúng ta.
  • 6:44 - 6:46
    Chúng thay đổi chúng ta về mặt văn hóa,
  • 6:46 - 6:50
    và tôi sẽ chứng minh rằng chúng đã thay đổi chúng ta về mặt nhận thức nữa.
  • 6:50 - 6:52
    Ít có nhu cầu để ghi nhớ thêm,
  • 6:52 - 6:55
    điều này đôi khi giống như việc chúng ta đã quên đi cách làm sao để ghi nhớ.
  • 6:55 - 6:57
    Một trong những nơi cuối cùng trên trái đất
  • 6:57 - 7:00
    nơi mà các bạn vẫn còn tìm thấy những người đam mê với ý tưởng
  • 7:00 - 7:04
    về một trí nhớ được luyện tập, rèn luyện và trau dồi
  • 7:04 - 7:06
    duy nhất chính là ở cuộc thi về trí nhớ rất khác thường này.
  • 7:06 - 7:08
    Nó thực sự không phải là duy nhất,
  • 7:08 - 7:10
    có những cuộc thi được tổ chức khắp nơi trên thế giới.
  • 7:10 - 7:14
    Và tôi đã bị cuốn hút, tôi muốn biết những người này làm điều đó như thế nào.
  • 7:14 - 7:19
    Một vài năm trước, một nhóm các nhà nghiên cứu ở trường đại học Luân Đôn
  • 7:19 - 7:22
    đã mời các nhà vô địch trí nhớ
    đến phòng thí nghiệm.
  • 7:22 - 7:23
    Họ muốn biết:
  • 7:23 - 7:24
    Bộ não của những người này
  • 7:24 - 7:29
    có khác với những người còn lại về phương diện cấu trúc và giải phẫu học không?
  • 7:29 - 7:32
    Câu trả lời là: Không.
  • 7:32 - 7:35
    Họ có thông minh hơn chúng ta không?
  • 7:35 - 7:37
    Các nhà nghiên cứu đã cho những người này thực hiện một loạt những bài kiểm tra về nhận thức,
  • 7:37 - 7:39
    và câu trả lời là không hẳn vậy.
  • 7:39 - 7:42
    Tuy nhiên, có một điều thực sự thú vị và nói lên sự khác biệt
  • 7:42 - 7:44
    giữa bộ não của các nhà vô địch trí nhớ
    và những điểm kiểm soát
  • 7:44 - 7:47
    khi các nhà nghiên cứu so sánh chúng với nhau.
  • 7:47 - 7:50
    Khi các nhà nghiên cứu đưa những người này qua máy MRI (máy chụp cộng hưởng từ),
  • 7:50 - 7:52
    quét qua bộ não của họ
  • 7:52 - 7:57
    trong khi họ đang ghi nhớ những con số, những khuôn mặt người và hình ảnh những bông tuyết,
  • 7:57 - 7:59
    các nhà nghiên cứu nhận ra các nhà vô địch trí nhớ
  • 7:59 - 8:01
    có những điểm sáng khác nhau trong não
  • 8:01 - 8:03
    nhiều hơn những người khác.
  • 8:03 - 8:07
    Đặc biệt, họ đang sử dụng, hoặc có vẻ như sử dụng
  • 8:07 - 8:11
    một phần của bộ não mà có liên quan đến trí nhớ thuộc không gian và định vị.
  • 8:11 - 8:17
    Tại sao?
    Và chúng ta có thể học được gì từ điều này không?
  • 8:17 - 8:21
    Môn thể thao cạnh tranh về trí nhớ
  • 8:21 - 8:24
    được tiếp diễn như kiểu một cuộc chạy đua vũ trang
  • 8:24 - 8:27
    nơi mà mỗi năm có ai đó
  • 8:27 - 8:30
    tìm ra một phương pháp mới để ghi nhớ nhiều hơn, một cách nhanh hơn,
  • 8:30 - 8:32
    và rồi những người còn lại phải rượt theo.
  • 8:32 - 8:34
    Đây là một người bạn của tôi tên Ben Pridmore,
  • 8:34 - 8:35
    ba lần vô địch thế giới về trí nhớ.
  • 8:35 - 8:37
    Trên bàn trước mặt anh
  • 8:37 - 8:41
    là 36 bộ bài đã được xáo trộn
  • 8:41 - 8:44
    mà anh chuẩn bị cố ghi nhớ chúng trong một giờ,
  • 8:44 - 8:48
    bằng cách sử dụng một kỹ thuật mà anh phát minh ra và chỉ có anh thành thạo nó.
  • 8:48 - 8:50
    Anh đã dùng một kỹ thuật tương tự
  • 8:50 - 8:52
    để ghi nhớ thứ tự chính xác
  • 8:52 - 8:58
    của 4140 chữ số nhị phân ngẫu nhiên
  • 8:58 - 9:01
    trong vòng nửa giờ đồng hồ.
  • 9:01 - 9:03
    Đúng thế.
  • 9:03 - 9:06
    Và trong khi có cả một tập hợp đầy những cách
  • 9:06 - 9:10
    để ghi nhớ ở những cuộc thi như thế này,
  • 9:10 - 9:13
    mọi thứ, tất cả những kỹ thuật đã được sử dụng,
  • 9:13 - 9:16
    cuối cùng cũng quay về một khái niệm
  • 9:16 - 9:19
    mà các nhà tâm lý học gọi là
    mã hóa chi tiết.
  • 9:19 - 9:22
    Nó được minh họa rõ bằng một nghịch lý đỉnh cao
  • 9:22 - 9:24
    gọi là nghịch lý Baker/baker
  • 9:24 - 9:25
    mà hoạt động nó là như thế này:
  • 9:25 - 9:28
    Nếu tôi nói hai người phải ghi nhớ cùng một từ,
  • 9:28 - 9:30
    nếu tôi nói với bạn này:
  • 9:30 - 9:34
    "Hãy ghi nhớ có một người đàn ông tên là Baker."
  • 9:34 - 9:35
    Đó là tên của anh ta.
  • 9:35 - 9:41
    Rồi tôi nói với bạn kia: "Hãy ghi nhớ có một người đàn ông làm nghề "baker" (người làm bánh)"
  • 9:41 - 9:44
    Và một lúc sau tôi quay lại với hai bạn đó,
  • 9:44 - 9:47
    và tôi hỏi: "Các bạn có nhớ từ mà
  • 9:47 - 9:48
    tôi đã nói với các bạn trước đó không?
  • 9:48 - 9:50
    Các bạn có nhớ nó là từ gì không?"
  • 9:50 - 9:54
    Người mà được bảo là phải ghi nhớ người đàn ông
    tên là Baker
  • 9:54 - 9:56
    thì ít có khả năng nhớ từ tương tự
  • 9:56 - 10:00
    so với người được bảo phải ghi nhớ nghề nghiệp của ông ấy là một "baker" (người làm bánh).
  • 10:00 - 10:03
    Cùng một từ ngữ, khả năng ghi nhớ khác nhau
    điều này thật khó hiểu.
  • 10:03 - 10:05
    Điều gì đang diễn ra ở đây?
  • 10:05 - 10:10
    Đúng vậy. Cái tên Baker thực sự không có ý nghĩa gì đối với bạn.
  • 10:10 - 10:12
    Nó hoàn toàn không bị buộc lại
  • 10:12 - 10:15
    trong toàn bộ các ghi nhớ khác đang trôi nổi xung quanh bộ óc của bạn.
  • 10:15 - 10:17
    Nhưng danh từ chung "baker" (người làm bánh),
  • 10:17 - 10:19
    chúng ta biết những người làm bánh.
  • 10:19 - 10:21
    Những người làm bánh đội những chiếc nón màu trắng ngộ nghĩnh.
  • 10:21 - 10:23
    Những người làm bánh trên tay dính đầy bột.
  • 10:23 - 10:25
    Những người làm bánh có mùi thơm khi họ đi làm về.
  • 10:25 - 10:27
    Có lẽ chúng ta thậm chí quen biết với một người làm bánh.
  • 10:27 - 10:28
    Khi chúng ta thoạt đầu nghe từ đó,
  • 10:28 - 10:31
    chúng ta bắt đầu đặt những chiếc móc liên kết vào nó
  • 10:31 - 10:35
    khiến chúng ta dễ dàng tìm lại nó sau một thời gian.
  • 10:35 - 10:38
    Toàn bộ nghệ thuật của những gì đang diễn ra
  • 10:38 - 10:40
    trong những cuộc thi về trí nhớ này
  • 10:40 - 10:44
    và toàn bộ nghệ thuật ghi nhớ mọi việc tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày
  • 10:44 - 10:48
    là tìm cho ra những phương pháp chuyển đổi chữ B viết hoa trong B-Bakers
  • 10:48 - 10:50
    thành chữ B thường trong b-bakers (người làm bánh) --
  • 10:50 - 10:53
    để lấy thông tin mà bị thiếu hụt về ngữ cảnh,
  • 10:53 - 10:55
    về ý nghĩa, về ngữ nghĩa
  • 10:55 - 10:57
    và chuyển đổi nó bằng cách nào đó
  • 10:57 - 10:59
    để nó trở nên có ý nghĩa
  • 10:59 - 11:04
    liên kết với tất cả những thứ khác đã tồn tại trong tâm trí bạn.
  • 11:04 - 11:07
    Một trong những kỹ thuật chi tiết hơn
    để làm điều này
  • 11:07 - 11:11
    đã có từ cách đây 2500 năm thời Hy Lạp Cổ Đại.
  • 11:11 - 11:13
    Người ta biết đến nó như một cung điện trí nhớ.
  • 11:13 - 11:17
    Câu chuyện đằng sau việc hình thành cung điện trí nhớ là như thế này:
  • 11:17 - 11:20
    Có một nhà thơ tên là Simondies
  • 11:20 - 11:22
    đang dự một bữa tiệc lớn.
  • 11:22 - 11:24
    Thực ra ông được thuê để trình diễn giải trí,
  • 11:24 - 11:27
    vào thời điểm đó nếu bạn muốn tổ chức một bữa tiệc thật linh đình,
  • 11:27 - 11:30
    bạn sẽ không thuê một D.J mà là một nhà thơ.
  • 11:30 - 11:35
    Ông đứng dậy, đọc bài thơ của ông từ trí nhớ,
    bước ra khỏi cửa
  • 11:35 - 11:40
    và ngay lúc ông vừa bước ra khỏi cửa
    cả hội trường yến tiệc bị sập đổ,
  • 11:40 - 11:43
    làm chết hết tất cả mọi người bên trong đó.
  • 11:43 - 11:45
    Không chỉ giết hết tất cả mọi người,
  • 11:45 - 11:49
    nó còn làm nát thi thể đến nỗi không nhận ra được.
  • 11:49 - 11:52
    Không ai có thể nói những ai ở bên trong,
  • 11:52 - 11:55
    không ai có thể nói vị trí họ đã ngồi.
  • 11:55 - 11:57
    Thi thể không thể được chôn cất đàng hoàng.
  • 11:57 - 12:01
    Đó thực sự là một bi kịch nối tiếp bi kịch.
  • 12:01 - 12:04
    Simonides, đứng bên ngoài,
  • 12:04 - 12:06
    người sống sót duy nhất giữa đống đổ nát,
  • 12:06 - 12:09
    ông nhắm mắt lại và nhận ra điều này,
  • 12:09 - 12:12
    những gì mà có trong con mắt tâm trí của ông,
  • 12:12 - 12:17
    ông có thể thấy vị trí từng vị khách đang ngồi trong bữa tiệc.
  • 12:17 - 12:19
    Và ông cầm tay những người thân của các vị khách
  • 12:19 - 12:23
    tới nơi mà người thân yêu của họ đã mất giữa đống đổ nát.
  • 12:23 - 12:27
    Những gì mà Simonides khám phá ra vào lúc đó
  • 12:27 - 12:30
    là điều mà tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều phần nào biết được bằng trực giác
  • 12:30 - 12:32
    điều đó là... bên cạnh việc chúng ta rất kém
  • 12:32 - 12:35
    khi phải nhớ tên và số điện thoại hay là
  • 12:35 - 12:38
    từng-từ-một các hướng dẫn trong sách vở ở trường,
  • 12:38 - 12:44
    chúng ta thực sự có những ký ức thuộc thị giác và không gian rất đặc biệt.
  • 12:44 - 12:47
    Nếu tôi đề nghị các bạn nói lại 10 từ đầu tiên
  • 12:47 - 12:50
    trong câu chuyện mà tôi vừa kể cho các bạn nghe về Simonides,
  • 12:50 - 12:52
    khả năng rất lớn là các bạn sẽ gặp khó khăn.
  • 12:52 - 12:54
    Nhưng tôi sẽ đặt cược rằng
  • 12:54 - 12:57
    nếu tôi đề nghị các bạn hãy nhớ lại
  • 12:57 - 13:02
    ai đang ngồi trên con ngựa rám nắng biết nói
  • 13:02 - 13:04
    ở trong phòng sảnh nhà bạn bây giờ,
  • 13:04 - 13:06
    các bạn sẽ có thể thấy được.
  • 13:06 - 13:08
    Ý tưởng đằng sau cung điện trí nhớ
  • 13:08 - 13:13
    là để tạo nên một dinh thự tưởng tượng trong đôi mắt tâm trí của các bạn
  • 13:13 - 13:15
    và đưa vào đó những hình ảnh
  • 13:15 - 13:17
    của những thứ mà bạn muốn nhớ --
  • 13:17 - 13:20
    hình ảnh càng điên dại, kỳ lạ, quái đản,
  • 13:20 - 13:24
    vui nhộn, tục tĩu, bốc mùi
  • 13:24 - 13:27
    thì nó càng có khó quên hơn.
  • 13:27 - 13:30
    Đây là lời khuyên có từ cách đây hơn 2000 năm
  • 13:30 - 13:33
    từ những luận thuyết Latin đầu tiên về trí nhớ.
  • 13:33 - 13:34
    Vậy nó hoạt động như thế nào?
  • 13:34 - 13:37
    Giả sử là bạn được mời
  • 13:37 - 13:41
    đến sân khấu trung tâm của TED để nói chuyện
  • 13:41 - 13:43
    và bạn muốn thực hiện nó bằng trí nhớ,
  • 13:43 - 13:48
    bạn muốn làm theo cách mà Cicero đã từng làm
  • 13:48 - 13:53
    nếu ông được mời đến TEDxRome 2000 năm trước.
  • 13:53 - 13:55
    Những gì bạn có thể làm
  • 13:55 - 14:00
    là hình dung bản thân mình đang đứng ở cửa trước nhà bạn.
  • 14:00 - 14:02
    Và bạn tưởng tượng ra vài
  • 14:02 - 14:06
    hình ảnh khá là điên rồ, mắc cười và khó quên
  • 14:06 - 14:09
    để nhắc nhớ điều đầu tiên mà bạn muốn nói đến
  • 14:09 - 14:12
    là cuộc thi rất kỳ quái này.
  • 14:12 - 14:15
    Và rồi bạn bước vào bên trong ngôi nhà của mình
  • 14:15 - 14:17
    bạn sẽ thấy hình ảnh của Cookie Monster
  • 14:17 - 14:19
    ngồi trên đỉnh Mister Ed.
  • 14:19 - 14:21
    Và nó sẽ gợi nhớ chuyện
  • 14:21 - 14:24
    bạn muốn giới thiệu người bạn Ed Cook của mình.
  • 14:24 - 14:26
    Rồi bạn sẽ thấy hình ảnh của Britney Spears
  • 14:26 - 14:29
    gợi bạn nhớ về câu chuyện vui bạn muốn kể.
  • 14:29 - 14:31
    Sau đó bạn sẽ đi vào nhà bếp,
  • 14:31 - 14:33
    chủ đề tiếp theo mà bạn sẽ nói
  • 14:33 - 14:36
    là hành trình kỳ lạ mà bạn đã đi trong suốt một năm,
  • 14:36 - 14:41
    và có những người bạn giúp bạn nhớ về điều đó.
  • 14:41 - 14:45
    Đây là cách mà những nhà diễn thuyết La Mã thuộc lòng các bài phát biểu của họ --
  • 14:45 - 14:48
    không phải từng-từ-một vì nó sẽ chỉ làm hỏng bài phát biểu của bạn mà thôi,
  • 14:48 - 14:51
    mà là theo từng chủ đề một.
  • 14:51 - 14:54
    Thực ra, cụm từ "topic sentence" (câu chủ đề),
  • 14:54 - 14:57
    xuất phát từ từ "topos" trong tiếng Hy lạp
  • 14:57 - 14:59
    có nghĩa là "nơi chốn".
  • 14:59 - 15:00
    Đó là một vết tích
  • 15:00 - 15:02
    từ thời con người đã từng nghĩ về diễn thuyết và hùng biện
  • 15:02 - 15:05
    theo những khái niệm không gian này.
  • 15:05 - 15:07
    Cụm từ "in the first place" (đầu tiên)
  • 15:07 - 15:10
    cũng giống như nơi đầu tiên trong cung điện trí nhớ.
  • 15:10 - 15:12
    Tôi nghĩ điều này hết sức thu hút,
  • 15:12 - 15:14
    và tôi thực sự hứng thú với nó.
  • 15:14 - 15:17
    Vậy nên tôi đã tìm đến thêm một vài cuộc thi trí nhớ.
  • 15:17 - 15:19
    Tôi có ý tưởng để có thể viết dài hơn
  • 15:19 - 15:23
    về nhóm văn hóa của những người
    cạnh tranh về trí nhớ này.
  • 15:23 - 15:25
    Nhưng lại có một vấn đề.
  • 15:25 - 15:27
    Vấn đề là một cuộc thi trí nhớ
  • 15:27 - 15:31
    là một sự kiện nhàm chán chưa từng có.
  • 15:31 - 15:34
    (Tiếng cười)
  • 15:34 - 15:38
    Thực sự, kiểu như một nhóm người ngồi lại nói về điểm SAT
  • 15:38 - 15:40
    ý tôi là kịch tính nhất
  • 15:40 - 15:41
    là khi ai đó bắt đầu xoa bóp thái dương của mình.
  • 15:41 - 15:44
    Tôi là một nhà báo, ôi cần có chuyện xảy ra để viết.
  • 15:44 - 15:48
    Tôi biết rằng điều lạ thường đó xảy ra trong tâm trí của những người này,
  • 15:48 - 15:50
    nhưng tôi không tiếp cận được nó.
  • 15:50 - 15:53
    Và tôi nhận ra rằng, nếu tôi kể lại câu chuyện này,
  • 15:53 - 15:56
    tôi cần đặt mình trong hoàn cảnh của họ một chút,
  • 15:56 - 15:59
    Và vì vậy tôi bắt đầu trải qua 15 rồi 20 phút
  • 15:59 - 16:02
    mỗi buổi sáng trước khi ngồi đọc tờ New York Times của mình
  • 16:02 - 16:05
    chỉ để có gắng nhớ về một chuyện gì đó.
  • 16:05 - 16:06
    Có thể đó là một bài thơ.
  • 16:06 - 16:08
    Có thể đó là những cái tên từ cuốn biên niêm giám cũ
  • 16:08 - 16:11
    mà tôi đã mua ở một chợ trời.
  • 16:11 - 16:16
    Và tôi thấy rằng điều này cực kỳ thú vị một cách ngạc nhiên.
  • 16:16 - 16:18
    Tôi chưa bao giờ mong đợi như thế.
  • 16:18 - 16:22
    Thú vị vì đây không chỉ để rèn luyện trí nhớ của bạn.
  • 16:22 - 16:25
    Những gì bạn đang làm là bạn sẽ cố gắng tốt hơn và tốt hơn và tốt hơn
  • 16:25 - 16:27
    trong việc sáng tạo, trong việc tưởng tượng ra
  • 16:27 - 16:30
    nhưng hình ảnh cực kỳ buồn cười, tục tĩu, vui nhộn
  • 16:30 - 16:34
    và hy vọng không thể nào quên trong đôi mắt của tâm trí bạn.
  • 16:34 - 16:36
    Và tôi khá là có hứng thú với nó.
  • 16:36 - 16:42
    Đây là tôi đang mang một bộ dụng cụ rèn luyện trí nhớ dành cho những thí sinh.
  • 16:42 - 16:44
    Đó là một cặp chụp tai chống ồn
  • 16:44 - 16:48
    và một bộ kính an toàn đã được che chắn toàn bộ
  • 16:48 - 16:50
    chỉ còn lại hai lỗ rất nhỏ để nhìn,
  • 16:50 - 16:56
    vì sự phân tâm là kẻ thù lớn nhất của những người đi thi khả năng ghi nhớ.
  • 16:56 - 17:01
    Tôi quay lại cuộc thi tương tự mà tôi đã tham dự với tư cách phóng viên một năm trước.
  • 17:01 - 17:03
    Và tôi có ý tưởng rằng mình có thể tham gia,
  • 17:03 - 17:07
    kiểu như một trải nghiệm khi tham gia trong ngành báo chí.
  • 17:07 - 17:11
    Nó sẽ làm, tôi nghĩ, có thể là một phần kết đẹp cho toàn bộ các nghiên cứu của tôi.
  • 17:11 - 17:15
    Vấn đề là cuộc thực nghiệm này trở nên rối rắm.
  • 17:15 - 17:18
    Tôi đã thắng cuộc thi,
  • 17:18 - 17:21
    điều mà thực sự không nghĩ rằng sẽ xảy ra.
  • 17:21 - 17:27
    (Vỗ tay)
  • 17:27 - 17:28
    Bây giờ, thật tuyệt
  • 17:28 - 17:31
    để có thể ghi nhớ những bài diễn thuyết
  • 17:31 - 17:34
    số điện thoại và danh sách cần mua sắm,
  • 17:34 - 17:37
    nhưng thực sự nó nằm bên ngoài điểm mấu chốt.
  • 17:37 - 17:39
    Đây chỉ là những mẹo vặt.
  • 17:39 - 17:41
    Chúng là những mẹo vặt có thể sử dụng
  • 17:41 - 17:45
    vì chúng dựa trên một vài nguyên lý khá cơ bản
  • 17:45 - 17:46
    liên quan đến cách mà bộ não chúng ta hoạt động.
  • 17:46 - 17:50
    Các bạn không cần phải xây nên
    những cung điện trí nhớ
  • 17:50 - 17:52
    hay ghi nhớ thứ tự các lá bài
  • 17:52 - 17:54
    để hưởng lợi một chút xíu trong chuyện
  • 17:54 - 17:57
    tâm trí bạn hoạt động thế nào.
  • 17:57 - 17:59
    Chúng ta hay nói về người có trí nhớ tuyệt vời
  • 17:59 - 18:01
    như thể nó là năng khiếu bẩm sinh,
  • 18:01 - 18:03
    nhưng không phải vậy.
  • 18:03 - 18:07
    Những trí nhớ tuyệt vời là điều có thể học được.
  • 18:07 - 18:10
    Ở mức độ cơ bản nhất, chúng ta nhớ khi chúng ta chú ý.
  • 18:10 - 18:13
    Chúng ta nhớ khi chúng ta
    có liên quan một cách sâu sắc.
  • 18:13 - 18:15
    Chúng ta nhớ khi chúng ta có thể
  • 18:15 - 18:18
    nhận một mảnh thông tin và trải nghiệm
  • 18:18 - 18:20
    và khám phá ra tại sao nó lại có ý nghĩa đối với chúng ta,
  • 18:20 - 18:22
    tại sao nó lại quan trọng, tại sao nó lại đầy màu sắc,
  • 18:22 - 18:25
    khi chúng ta có thể chuyển đổi nó bằng cách nào đó
  • 18:25 - 18:27
    hợp lý - trong sự liên quan
  • 18:27 - 18:29
    với tất cả những thứ đang trôi nổi quanh tâm trí ta,
  • 18:29 - 18:34
    khi chúng ta có thể chuyển đổi
    từ Bakers thành bakers.
  • 18:34 - 18:37
    Cung điện trí nhớ, những kỹ thuật ghi nhớ này,
  • 18:37 - 18:38
    chúng chỉ là những đường tắt.
  • 18:38 - 18:41
    Thực sự, chúng thậm chí không hẳn là
    những đường tắt.
  • 18:41 - 18:44
    Chúng hoạt động vì chúng khiến các bạn hoạt động.
  • 18:44 - 18:48
    Chúng buộc bạn làm việc xử lý theo chiều sâu,
  • 18:48 - 18:50
    kiểu như sự quan tâm thật sự,
  • 18:50 - 18:54
    mà hầu hết chúng ta không hay tập luyện.
  • 18:54 - 18:57
    Nhưng thực sự không có những đường tắt.
  • 18:57 - 18:59
    Đây là cái cách mà mọi thứ được ghi nhớ.
  • 18:59 - 19:04
    Và tôi nghĩ nếu có một điều mà tôi muốn đọng lại trong các bạn,
  • 19:04 - 19:06
    đó là E.P,
  • 19:06 - 19:10
    người bị mắc chứng mất trí đến nỗi thậm chí không nhớ rằng mình có vấn đề về trí nhớ,
  • 19:10 - 19:12
    đã làm cho tôi
  • 19:12 - 19:14
    có suy nghĩ rằng
  • 19:14 - 19:19
    cuộc sống của chúng ta sự tổng hợp những ký ức.
  • 19:19 - 19:25
    Chúng ta sẵn sàng đánh mất bao nhiêu
  • 19:25 - 19:28
    từ quãng đời ngắn ngủi đã qua của chúng ta
  • 19:28 - 19:35
    bằng cách đánh mất bản thân trong Blackberries, iPhones
  • 19:35 - 19:39
    thông qua việc không chú ý đến những người đang đi qua cuộc đời chúng ta
  • 19:39 - 19:41
    những người đang trò chuyện với chúng ta,
  • 19:41 - 19:43
    hay quá làm biếng đến nỗi chúng ta không sẵn sàng
  • 19:43 - 19:46
    xử lý thông tin một cách sâu sắc?
  • 19:46 - 19:49
    Tôi học được trước tiên
  • 19:49 - 19:52
    rằng còn nhiều lắm khả năng ghi nhớ tuyệt vời
  • 19:52 - 19:54
    tiềm ẩn trong tất cả chúng ta.
  • 19:54 - 19:58
    Nhưng nếu bạn muốn sống một cuộc đời đáng nhớ,
  • 19:58 - 20:00
    các bạn phải là dạng người
  • 20:00 - 20:03
    nhớ để nhớ.
  • 20:03 - 20:05
    Cám ơn các bạn.
  • 20:05 - 20:08
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Joshua Foer: Những kỳ công của bộ nhớ mà ai cũng làm được
Speaker:
Joshua Foer
Description:

Có những người có thể nhanh chóng ghi nhớ danh sách hàng ngàn con số, thứ tự của tất cả các lá bài trên bàn, và nhiều nhiều hơn thế nữa. Tác giả khoa học Joshua Foer mô tả kỹ thuật được gọi là "cung điện trí nhớ" và cho thấy tính năng đáng chú ý nhất của nó: bất cứ ai cũng học được cách sử dụng nó, kể cả Joshua.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
20:28

Vietnamese subtitles

Revisions