Return to Video

Shlomo Benartzi : Tiết kiệm cho ngày mai, ngày mai.

  • 0:00 - 0:03
    Hôm nay tôi sẽ nói về việc tiết kiệm nhiều hơn,
  • 0:03 - 0:06
    nhưng không phải cho hôm nay, mà cho ngày mai .
  • 0:06 - 0:08
    Tôi sẽ nói về Tiết kiệm Nhiều hơn cho Ngày mai .
  • 0:08 - 0:10
    Đó là một chương trình mà Richard Thaler
  • 0:10 - 0:12
    làm việc tại đại học Chicago, và tôi
  • 0:12 - 0:15
    lập ra vào khoảng 15 năm trước .
  • 0:15 - 0:17
    Chương trình này, theo một nghĩa nào đó
  • 0:17 - 0:19
    là một ví dụ của thói quen tài chính
  • 0:19 - 0:21
    chính xác hơn là
  • 0:21 - 0:24
    làm thế nào chúng ta biết cách sử dụng thói quen tài chính hợp lý.
  • 0:24 - 0:27
    Bây giờ có lẽ bạn đang thắc mắc, thói quen tài chính là gì ?
  • 0:27 - 0:30
    Vậy hãy nghĩ đến cách chúng ta quản lí tiền bạc .
  • 0:30 - 0:33
    Chúng ta bắt đầu với khoản tiền vay mua nhà.
  • 0:33 - 0:35
    Đó là chủ đề được bàn tán gần đây,
  • 0:35 - 0:37
    ít nhất là ở Mĩ.
  • 0:37 - 0:39
    Nhiều người mua
  • 0:39 - 0:42
    ngôi nhà to nhất mà họ có thể,
  • 0:42 - 0:45
    và thực sự là có lúc còn to hơn khả năng của họ một chút.
  • 0:45 - 0:48
    Sau đó họ bị tịch thu.
  • 0:48 - 0:50
    và đổ lỗi cho các ngân hàng
  • 0:50 - 0:53
    vì đã đồng ý cho họ vay nợ.
  • 0:53 - 0:55
    Cũng hãy nghĩ về điều này
  • 0:55 - 0:57
    làm thế nào chúng ta quản lí rủi ro
  • 0:57 - 0:59
    ví dụ như, đầu tư vào thị trường chứng khoán.
  • 0:59 - 1:02
    Hai năm trước, ba năm trước, và khoảng bốn năm trước,
  • 1:02 - 1:04
    thị trường hoạt động rất tốt.
  • 1:04 - 1:07
    Chúng ta là những kẻ liều, dĩ nhiên
  • 1:07 - 1:09
    Sau đó thị trường chứng khoán thay đổi đột ngột
  • 1:09 - 1:11
    và chúng ta kêu thán, " Ôi
  • 1:11 - 1:14
    Những thiệt hại này, họ cảm nhận, về mặt cảm xúc
  • 1:14 - 1:17
    họ cảm thấy rất khác
  • 1:17 - 1:20
    so với những gì chúng ta thực sự nghĩ về nó
  • 1:20 - 1:22
    khi thị trường đang đi lên."
  • 1:22 - 1:25
    Có lẽ chúng ta không làm tốt lắm
  • 1:25 - 1:27
    việc mạo hiểm.
  • 1:27 - 1:30
    Bao nhiêu trong số các bạn có iPhones?
  • 1:30 - 1:33
    Những ai? Tuyệt vời.
  • 1:33 - 1:36
    Tôi cá là rất nhiều trong số các bạn
  • 1:36 - 1:39
    mua bảo hiểm cho iPhone của bạn --
  • 1:39 - 1:42
    bạn đang ngầm mua bảo hiểm bằng việc mua thêm bảo hành kéo dài.
  • 1:42 - 1:44
    Sẽ như thế nào nếu bạn làm mất iPhone?
  • 1:44 - 1:46
    Sẽ thế nào nếu bạn làm như thế này?
  • 1:46 - 1:48
    Bao nhiêu trong số các bạn có con cái?
  • 1:48 - 1:50
    Ai?
  • 1:50 - 1:52
    Giữ tay bạn như vậy
  • 1:52 - 1:55
    Nếu bạn có đủ bảo hiểm nhân thọ.
  • 1:55 - 1:57
    Tôi thấy có nhiều cánh tay bỏ xuống.
  • 1:57 - 1:59
    Tôi đoán là
  • 1:59 - 2:01
    nếu coi hội trường này là một thí dụ tiêu biểu,
  • 2:01 - 2:03
    thì có nhiều người hơn trong số các bạn
  • 2:03 - 2:06
    mua bảo hiểm cho iPhones hơn là mua bảo hiểm nhân thọ,
  • 2:06 - 2:08
    ngay cả khi bạn có con.
  • 2:08 - 2:11
    Vậy là chúng ta đã làm không tốt ở lĩnh vực bảo hiểm .
  • 2:11 - 2:15
    Trung bình mỗi hộ gia đình Mĩ
  • 2:15 - 2:18
    tiêu 1000 đô la mỗi năm
  • 2:18 - 2:20
    vào vé số.
  • 2:20 - 2:23
    Và tôi biết rằng nó nghe thật điên rồ.
  • 2:23 - 2:26
    Bao nhiêu trong số các bạn dành 1000 đô la mỗi năm mua vé số?
  • 2:26 - 2:28
    không ai
  • 2:28 - 2:31
    Điều này cho ta thấy rằng những người không có trong căn phòng này
  • 2:31 - 2:33
    đang tiêu nhiều hơn một ngàn đô
  • 2:33 - 2:36
    để số trung bình là một nghìn.
  • 2:36 - 2:38
    Những người thu nhập thấp
  • 2:38 - 2:42
    tiêu nhiều hơn nhiều 1000 đô vào vé số.
  • 2:42 - 2:44
    Vậy nó đưa ta tới đâu ?
  • 2:44 - 2:47
    Chúng ta làm không tốt công việc quản lý tiền nong.
  • 2:47 - 2:50
    Thói quen tài chính thực sự là một sự tổng hợp
  • 2:50 - 2:52
    của tâm lí học và kinh tế học,
  • 2:52 - 2:54
    cố gắng để hiểu rõ
  • 2:54 - 2:56
    những sai lầm mà chúng ta thường mắc khi tiêu tiền.
  • 2:56 - 2:58
    Và tôi có thể đứng ở đây
  • 2:58 - 3:02
    trong 12 phút 53 giây mà tôi đang còn
  • 3:02 - 3:04
    và đùa cợt về vô số cách
  • 3:04 - 3:06
    chúng ta tiêu tiền,
  • 3:06 - 3:09
    và vào phút cuối bạn sẽ hỏi “Làm thế nào để giúp mọi người?“
  • 3:09 - 3:12
    Và đó mới là điều mà tôi thực sự muốn tập trung vào hôm nay.
  • 3:12 - 3:14
    Làm thế nào để ta hiểu hơn
  • 3:14 - 3:17
    về sai lầm trong tiêu pha mà chúng ta thường mắc,
  • 3:17 - 3:20
    và sau đó chuyển thách thức thói quen tài chính
  • 3:20 - 3:22
    thành giải pháp?
  • 3:22 - 3:24
    Và điều mà tôi sẽ chuẩn bị nói hôm nay
  • 3:24 - 3:26
    là tiết kiệm nhiều hơn cho ngày mai.
  • 3:26 - 3:28
    Tôi muốn định vị chủ đề
  • 3:28 - 3:30
    về tiết kiệm.
  • 3:30 - 3:32
    Chúng ta có trên màn hình
  • 3:32 - 3:34
    một ví dụ minh họa
  • 3:34 - 3:36
    của 100 người Mĩ.
  • 3:36 - 3:39
    Và chúng ta sẽ xem thói quen tiết kiệm của họ.
  • 3:39 - 3:41
    Điều đáng chú ý thứ nhất
  • 3:41 - 3:43
    một nửa trong số họ
  • 3:43 - 3:45
    thậm chí là không tiếp cận được
  • 3:45 - 3:47
    dự định 401(k) của chính phủ
  • 3:47 - 3:50
    Họ không thể tiết kiệm một cách dễ dàng.
  • 3:50 - 3:53
    Họ không thể đưa một phần tiền lương của mình
  • 3:53 - 3:55
    vào dự án 401(k)
  • 3:55 - 3:57
    trước khi họ thực sự thấy được tờ séc
  • 3:57 - 3:59
    trước khi họ thực sự cầm được nó trong tay.
  • 3:59 - 4:02
    Một nửa còn lại thì sao?
  • 4:02 - 4:05
    Một số trong họ lựa chọn là sẽ không tiết kiệm.
  • 4:05 - 4:07
    Đơn giản là họ quá lười nhác
  • 4:07 - 4:10
    Họ không bao giờ đăng nhập vào một trang web phức tạp
  • 4:10 - 4:13
    Và nhấp chuột 17 lần để gia nhập dự án 401(k).
  • 4:13 - 4:15
    và sau đó họ phải quyết định họ sẽ phải đầu tư như thế nào
  • 4:15 - 4:17
    trong 52 sự lựa chọn khác,
  • 4:17 - 4:21
    trong khi họ chưa bao giờ nghe đến quỹ thị trường tiền tệ là gì.
  • 4:21 - 4:23
    Và rồi họ cảm thấy bị choáng ngợp và đơn giản là họ không tham gia nữa.
  • 4:23 - 4:28
    Bao nhiêu người quyết định tiết kiệm cho một dự án 401(k)
  • 4:28 - 4:31
    Một phần ba số người Mĩ
  • 4:31 - 4:33
    Hai phần ba đang không tiết kiệm.
  • 4:33 - 4:35
    Liệu họ có tiết kiệm đủ không?
  • 4:35 - 4:37
    Hãy lấy ra những người trong số đó
  • 4:37 - 4:39
    Những người nói rằng họ tiết kiệm quá ít
  • 4:39 - 4:41
    Một phần mười
  • 4:41 - 4:44
    Là tiết kiệm đủ
  • 4:44 - 4:46
    Chín phần mười
  • 4:46 - 4:49
    hoặc là không thể tiết kiệm thông qua dự án 401(k)
  • 4:49 - 4:52
    Quyết định không tiết kiệm, hoặc không quyết định
  • 4:52 - 4:55
    hoặc tiết kiệm nhưng quá ít.
  • 4:55 - 4:57
    Chúng ta tưởng chúng ta gặp rắc rối không thôi
  • 4:57 - 4:59
    vì những người tiết kiệm quá nhiều.
  • 4:59 - 5:01
    Nhưng hãy nhìn vào kia.
  • 5:01 - 5:03
    Chúng ta có một người
  • 5:03 - 5:06
    thực tế thì chúng ta phải chia anh ta ra làm hai
  • 5:06 - 5:09
    vì chỉ có ít hơn một phần trăm
  • 5:09 - 5:12
    Khoảng 0.5% người Mĩ
  • 5:12 - 5:17
    cảm thấy họ tiết kiệm quá nhiều.
  • 5:17 - 5:19
    Chúng ta sẽ làm gì với điều này?
  • 5:19 - 5:21
    Đó là điều mà tôi thực sự muốn tập trung vào.
  • 5:21 - 5:23
    Chúng ta cần phải hiểu
  • 5:23 - 5:25
    tại sao mọi người không tiết kiệm,
  • 5:25 - 5:27
    và sau đó chúng ta có thể hi vọng lật ngược
  • 5:27 - 5:29
    chướng ngại về thói quen này
  • 5:29 - 5:31
    thành thói quen mang tính giải pháp,
  • 5:31 - 5:34
    và rồi xem nó có sức mạnh tới mức nào.
  • 5:34 - 5:36
    Vậy hãy để tôi nói ngoài lề một chút
  • 5:36 - 5:38
    trước khi chúng ta sẽ xác định vấn đề
  • 5:38 - 5:41
    những thách thức, thách thức về hành vi con người,
  • 5:41 - 5:43
    những thứ đã cản trở ta trong việc tiết kiệm.
  • 5:43 - 5:47
    Tôi sẽ nói ra ngoài một chút về những quả chuối và socola.
  • 5:47 - 5:50
    Giả sử rằng chúng ta có một sự kiện TED tuyệt vời vào tuần sau.
  • 5:50 - 5:52
    và trong lúc nghỉ giải lao
  • 5:52 - 5:54
    sẽ có bữa ăn nhẹ
  • 5:54 - 5:56
    bạn có thể chọn chuối hoặc socola
  • 5:56 - 5:59
    bao nhiêu trong số các bạn nghĩ rằng các bạn sẽ chọn chuối
  • 5:59 - 6:01
    trong buổi nói chuyện TED giả tưởng vào tuần sau ?
  • 6:01 - 6:03
    Ai sẽ chọn chuối
  • 6:03 - 6:05
    Tuyệt
  • 6:05 - 6:07
    tôi đoán một cách khoa học
  • 6:07 - 6:10
    74 phần trăm sẽ chọn chuối
  • 6:10 - 6:14
    Đó là kết quả mà ít nhất một nghiên cứu thú vị đã dự đoán.
  • 6:15 - 6:18
    Và sau đó đếm dần từng ngày
  • 6:18 - 6:22
    hãy xem mọi người cuối cùng chọn cái gì.
  • 6:23 - 6:26
    Những người từng quyết định
  • 6:26 - 6:28
    họ sẽ ăn chuối
  • 6:28 - 6:30
    rút cuộc là quyết định chọn socola
  • 6:30 - 6:32
    một tuần sau đó.
  • 6:32 - 6:34
    Kiềm chế bản thân
  • 6:34 - 6:37
    không phải là một vấn đề ở tương lai
  • 6:37 - 6:39
    Đó là một vấn đề ngay lúc này
  • 6:39 - 6:43
    khi socola ở ngay bên cạnh chúng ta.
  • 6:43 - 6:46
    Chúng ta suy ra được điều gì với thời gian và tiết kiệm,
  • 6:46 - 6:49
    chủ đề có tầm quan trọng ngay lập tức này?
  • 6:49 - 6:53
    Hoặc như một số nhà kinh tế học gọi nó, sự thiên vị hiện tại.
  • 6:53 - 6:55
    Chúng ta có nghĩ về việc tiết kiệm. Chúng ta biết chúng ta cần phải tiết kiệm.
  • 6:55 - 6:58
    Chúng ta biết chúng ta sẽ phải tiết kiệm năm tới, nhưng hôm nay thì cứ tiêu cái đã.
  • 6:58 - 7:00
    Giáng sinh đang đến.
  • 7:00 - 7:03
    chúng ta có thể mua thật nhiều quà cho những người mà ta biết.
  • 7:03 - 7:07
    Như vậy vấn đề về sự thiên vị hiện tại
  • 7:07 - 7:09
    làm chúng ta suy ngĩ về tiết kiệm
  • 7:09 - 7:11
    và dẫn đến ngừng tiêu.
  • 7:11 - 7:13
    Bây giờ tôi sẽ nói
  • 7:13 - 7:15
    về một chướng ngại khác tới thói quen về tiết kiệm
  • 7:15 - 7:17
    có liên quan đến sự trì trệ.
  • 7:17 - 7:19
    Nhưng một lần nữa, ta nói ngoài lề một chút
  • 7:19 - 7:22
    về chủ đề hiến tặng nội tạng.
  • 7:22 - 7:25
    Một nghiên cứu khác so sánh các quốc gia khác nhau
  • 7:25 - 7:28
    Chúng ta sẽ xem xét hai đất nước tương tự nhau,
  • 7:28 - 7:31
    Đức và Áo.
  • 7:31 - 7:33
    Ở Đức
  • 7:33 - 7:35
    nếu bạn muốn hiến nội tạng --
  • 7:35 - 7:37
    Mong là không có điều gì tệ
  • 7:37 - 7:39
    xảy ra với bạn --
  • 7:39 - 7:42
    khi bạn nhận bằng lái xe hoặc chứng minh thư
  • 7:42 - 7:44
    bạn đánh dấu vào ô có ghi
  • 7:44 - 7:46
    “tôi muốn hiến nội tạng của tôi"
  • 7:46 - 7:48
    Không có nhiều người thích đánh dấu.
  • 7:48 - 7:50
    Nó cần nỗ lực. Bạn phải suy nghĩ
  • 7:50 - 7:53
    12 phần trăm đồng ý.
  • 7:53 - 7:56
    Áo, nước láng giềng,
  • 7:56 - 7:58
    có phần giống, và có phần khác.
  • 7:58 - 8:00
    Khác biệt ở chỗ nào?
  • 8:00 - 8:02
    Bạn vẫn có quyền lựa chọn.
  • 8:02 - 8:04
    Bạn sẽ quyết định
  • 8:04 - 8:07
    bạn có hiến nội tạng hay không.
  • 8:07 - 8:09
    nhưng khi bạn lấy bằng lái xe,
  • 8:09 - 8:11
    bạn điền vào
  • 8:11 - 8:15
    ếu bạn không muốn hiến nội tạng.
  • 8:15 - 8:17
    Không ai điền.
  • 8:17 - 8:19
    Việc đánh dấu có lẽ cần quá nhiều nỗ lực.
  • 8:19 - 8:22
    Một phần trăm đánh dấu. Còn lại chẳng làm gì cả.
  • 8:22 - 8:24
    Không làm gì cả là rất phổ biến.
  • 8:24 - 8:27
    Không có nhiều người đánh dấu.
  • 8:27 - 8:29
    Điều này có ý nghĩa thế nào
  • 8:29 - 8:31
    tới việc cứu lấy mạng sống
  • 8:31 - 8:34
    và việc có được các cơ quan nội tạng cho những người cần nó?
  • 8:34 - 8:36
    Tại Đức, 12 phần trăm đánh dấu.
  • 8:36 - 8:39
    12 phần trăm là người hiến nội tạng
  • 8:39 - 8:41
    Một sự thiếu hụt nội tạng ghê gớm,
  • 8:41 - 8:43
    sẽ ra sao nếu bạn cần một trong số đó.
  • 8:43 - 8:46
    Ở Áo, trong khi đó không ai đánh dấu.
  • 8:46 - 8:49
    Vậy nên 99 phần trăm người dân
  • 8:49 - 8:51
    là người hiến nội tạng.
  • 8:51 - 8:53
    Sự trì trệ, thiếu hoạt động.
  • 8:53 - 8:55
    Sự mặc định là gì
  • 8:55 - 8:57
    nếu con người không làm gì cả,
  • 8:57 - 9:00
    nếu họ cứ trì hoãn, nếu họ không đánh dấu?
  • 9:00 - 9:02
    Một công cụ mạnh mẽ.
  • 9:02 - 9:04
    Chúng ta đang chuẩn bị nói
  • 9:04 - 9:08
    về điều gì xảy ra khi mọi người bị choáng ngợp và sợ hãi
  • 9:08 - 9:11
    khi phải đưa ra quyết định về 401(k).
  • 9:11 - 9:14
    Liệu chúng ta sẽ làm cho họ tự động gia nhập kế hoạch này,
  • 9:14 - 9:16
    hay là họ sẽ bị loại ra ngoài
  • 9:16 - 9:19
    Trong rất nhiều dự án 401(k)
  • 9:19 - 9:21
    nếu họ không làm gì cả,
  • 9:21 - 9:24
    có nghĩa là họ không tiết kiệm cho nghỉ hưu,
  • 9:24 - 9:26
    nếu họ không đánh dấu vào ô lựa chọn.
  • 9:26 - 9:29
    Và đánh dấu cần nỗ lực .
  • 9:29 - 9:32
    Vậy là chúng ta đã nói về hai thói quen chướng ngại.
  • 9:32 - 9:35
    Một điều nữa trước khi chúng ta bàn tới giải pháp,
  • 9:35 - 9:37
    có liên quan đến khỉ và táo.
  • 9:37 - 9:39
    Không không không, đây là một nghiên cứu nghiêm túc
  • 9:39 - 9:43
    và nó rất liên quan đến thứ gọi là kinh tế học hành vi.
  • 9:43 - 9:46
    Một bầy khỉ được cho một quả táo, chúng khá vui.
  • 9:46 - 9:48
    Bầy khác được cho hai quả, một bị lấy đi.
  • 9:48 - 9:50
    Chúng vẫn còn một quả.
  • 9:50 - 9:53
    Nhưng chúng thực sự phát điên.
  • 9:53 - 9:56
    Tại sao ngươi lấy táo của chúng tôi?
  • 9:56 - 9:59
    Đây là điển hình của sự ghét bị mất mát.
  • 9:59 - 10:01
    Chúng ta ghét bị mất thứ gì đó,
  • 10:01 - 10:04
    ngay cả khi nó không rủi ro gì cho lắm
  • 10:04 - 10:07
    Bạn có thể ghét tới trạm ATM,
  • 10:07 - 10:09
    rút ra 100 đô la
  • 10:09 - 10:11
    và bạn chịu phí tổn là một hóa đơn 20 đô la.
  • 10:11 - 10:13
    Thật là đau xót,
  • 10:13 - 10:15
    mặc dù nó chẳng là gì cả.
  • 10:15 - 10:19
    20 đô la này chỉ là một bữa ăn trưa nhanh.
  • 10:19 - 10:23
    Cái cảm giác sợ mất mát
  • 10:23 - 10:26
    cũng rất có ảnh hưởng khi bàn về tiết kiệm.
  • 10:26 - 10:28
    bởi vì con người, ở khía cạnh tinh thần
  • 10:28 - 10:31
    cảm xúc và trực giác
  • 10:31 - 10:33
    Xem tiết kiệm như một sự mất mát
  • 10:33 - 10:36
    vì “tôi phải cắt bớt chi tiêu"
  • 10:36 - 10:38
    Vậy là chúng ta đã nói về
  • 10:38 - 10:40
    các loại thói quen chướng ngại
  • 10:40 - 10:44
    có liên quan đến tiết kiệm.
  • 10:44 - 10:47
    Cho dù là bạn nghĩ đến ảnh hưởng tức thời,
  • 10:47 - 10:50
    hay chuối và socola,
  • 10:50 - 10:53
    Thì đều thấy đau xót khi phải tiết kiệm lúc này.
  • 10:53 - 10:55
    Vui sướng hơn nhiều
  • 10:55 - 10:57
    nếu tiêu bây giờ.
  • 10:57 - 11:00
    Chúng ta đã nói về sự trì trệ và hiến nội tạng
  • 11:00 - 11:02
    và đánh dấu.
  • 11:02 - 11:04
    Nếu mọi người phải đánh dấu quá nhiều ô
  • 11:04 - 11:06
    để tham gia một dự định 401(k)
  • 11:06 - 11:08
    họ sẽ chẳng làm gì
  • 11:08 - 11:10
    và không tham gia.
  • 11:10 - 11:12
    Và cuối cùng chúng ta đã nói về sự ghét bị mất mát,
  • 11:12 - 11:14
    những con khỉ và những quả táo.
  • 11:14 - 11:17
    Nếu mọi người xem
  • 11:17 - 11:20
    tiết kiệm cho hưu trí là một loại mất mát,
  • 11:20 - 11:23
    họ sẽ không làm.
  • 11:23 - 11:25
    Vậy là chúng ta đã thấy những thách thức,
  • 11:25 - 11:27
    và cái mà Richard Thaler và tôi
  • 11:27 - 11:29
    luôn luôn cảm thấy bị cuốn hút bởi --
  • 11:29 - 11:31
    lấy ví dụ những thói quen tài chính,
  • 11:31 - 11:33
    biến thói quen tài chính hay chính xác hơn
  • 11:33 - 11:35
    thói quen tài chính 2.0
  • 11:35 - 11:37
    hay thói quen tài chính trên hành động
  • 11:37 - 11:41
    biến thách thức thành giải pháp.
  • 11:41 - 11:44
    Và chúng tôi đi tới một lời giải đơn giản bất ngờ
  • 11:44 - 11:48
    Gọi là tiết kiệm nhiều hơn, không phải hôm nay, mà là ngày mai.
  • 11:48 - 11:50
    làm thế nào mà nó giải quyết những thách thức
  • 11:50 - 11:52
    mà chúng ta đã nói đến từ nãy tới giờ?
  • 11:52 - 11:54
    Nếu bạn ngĩ đến vấn đề
  • 11:54 - 11:56
    về quả chuối và socola,
  • 11:56 - 11:59
    chúng ta nghĩ chúng ta sẽ ăn chuối tuần tới.
  • 11:59 - 12:02
    Chúng ta nghĩ chúng ta sẽ tiết kiệm nhiều hơn vào năm tới.
  • 12:02 - 12:05
    tiết kiệm nhiều hơn cho ngày mai
  • 12:05 - 12:07
    kêu gọi nhân viên
  • 12:07 - 12:09
    tiết kiệm nhiều hơn cho năm sau --
  • 12:09 - 12:11
    lúc nào đó trong tương lai
  • 12:11 - 12:13
    khi chúng ta có thể tưởng tượng chính mình
  • 12:13 - 12:15
    ăn chuối,
  • 12:15 - 12:17
    tình nguyện nhiều hơn cho cộng đồng,
  • 12:17 - 12:21
    tập thể dục nhiều hơn và làm những việc tốt cho thế giới.
  • 12:21 - 12:24
    Chúng ta đã nói về việc đánh dấu
  • 12:24 - 12:27
    và khó khăn để khiến ta hành động.
  • 12:27 - 12:29
    Tiết kiệm nhiều hơn cho ngày mai
  • 12:29 - 12:31
    làm công việc đó dễ dàng hơn.
  • 12:31 - 12:33
    Nó là một động lực tự thân.
  • 12:33 - 12:37
    Một khi bạn bảo tôi rằng bạn muốn tiết kiệm nhiều hơn cho tương lai,
  • 12:37 - 12:39
    ví dụ như vào tháng 1 hàng năm
  • 12:39 - 12:42
    bạn sẽ tự động tiết kiệm nhiều hơn
  • 12:42 - 12:45
    và nó sẽ tự động bị rút khỏi bảng lương của bạn để chạy vào dự án 401(k)
  • 12:45 - 12:47
    trước khi bạn nhìn thấy bảng lương, trước khi bạn chạm vào nó,
  • 12:47 - 12:49
    trước khi bạn dự định
  • 12:49 - 12:52
    cho sự thỏa mãn tức thời.
  • 12:52 - 12:55
    Nhưng chúng ta sẽ làm gì với vấn đề về những con khỉ
  • 12:55 - 12:57
    và sự ghét mất mát?
  • 12:57 - 12:59
    Tháng 1 tiếp theo tới
  • 12:59 - 13:01
    và mọi người có thể thấy nếu họ tiết kiệm nhiều hơn,
  • 13:01 - 13:04
    họ sẽ phải tiêu ít hơn và thật là khó khăn.
  • 13:05 - 13:07
    Có thể không nên chỉ là mỗi tháng Giêng
  • 13:07 - 13:10
    Có thể chúng ta nên làm mọi người tiết kiệm nhiều hơn
  • 13:10 - 13:13
    khi họ làm ra nhiều tiền hơn.
  • 13:13 - 13:16
    Bằng cách này, khi họ làm ra nhiều tiền hơn, khi họ được được trả lương cao hơn,
  • 13:16 - 13:20
    họ không phải cắt giảm chi tiêu.
  • 13:20 - 13:22
    Họ chỉ cần trích ra một ít
  • 13:22 - 13:24
    từ số tiền tăng lên tron thu nhập của gia đình
  • 13:24 - 13:26
    và tiêu nhiêu nhiều hơn --
  • 13:26 - 13:28
    trích một ít từ phần tăng lên đó
  • 13:28 - 13:30
    và đút vào dự án 401(k).
  • 13:30 - 13:32
    Và đó là chương trình,
  • 13:32 - 13:34
    cực kỳ đơn giản,
  • 13:34 - 13:36
    nhưng như chúng ta sẽ thấy,
  • 13:36 - 13:38
    là cực kỳ hiệu quả.
  • 13:38 - 13:40
    Chúng tôi lần đầu tiên áp dụng nó,
  • 13:40 - 13:42
    Richard Thaler và tôi,
  • 13:42 - 13:45
    vào năm 1998.
  • 13:45 - 13:48
    Một công ty trung bình ở trung tâm miền tây nước Mỹ,
  • 13:48 - 13:50
    những công nhân viên
  • 13:50 - 13:52
    vất vả chi trả cho hóa đơn của họ
  • 13:52 - 13:54
    không ngừng nói với chúng tôi
  • 13:54 - 13:57
    họ không thể tiết kiệm nhiều hơn ngay lập tức.
  • 13:57 - 14:00
    Họ khó có thể tiết kiệm nhiều hơn vào ngày hôm nay.
  • 14:00 - 14:02
    Chúng tôi mời họ tiết kiệm
  • 14:02 - 14:05
    nhiều hơn 3%
  • 14:05 - 14:08
    mỗi lần họ được tăng lương.
  • 14:08 - 14:11
    Và đây là kết quả.
  • 14:11 - 14:13
    Chúng tôi nhận thấy trong 3 năm rưỡi,
  • 14:13 - 14:15
    với 4 lần tăng lương,
  • 14:15 - 14:17
    những người từng gặp khó khăn về tiết kiệm,
  • 14:17 - 14:19
    đã tiết kiệm 3 phần trăm lương của họ,
  • 14:19 - 14:21
    3 năm rưỡi sau
  • 14:21 - 14:24
    tiết kiệm gần như 4 lần nhiều hơn
  • 14:24 - 14:27
    14 phần trăm.
  • 14:27 - 14:29
    Và đây là giày và xe đạp
  • 14:29 - 14:31
    và những thứ trên biểu đồ
  • 14:31 - 14:33
    bởi vì tôi không muốn những con số
  • 14:33 - 14:35
    vô nghĩa.
  • 14:35 - 14:38
    Tôi thực sự muốn nghĩ về thực tế
  • 14:38 - 14:40
    là tiết kiệm gấp bốn lần
  • 14:40 - 14:42
    là một sự khác biệt khổng lồ
  • 14:42 - 14:44
    trên phương diện lối sống
  • 14:44 - 14:46
    mà chúng ta có khả năng làm được.
  • 14:46 - 14:48
    Điều đó là sự thật.
  • 14:48 - 14:51
    Nó không chỉ là những con số trên một mảnh giấy.
  • 14:51 - 14:53
    Mặc dù chỉ tiết kiệm 3 phần trăm,
  • 14:53 - 14:55
    mọi người có thể có thêm một đôi giày tốt
  • 14:55 - 14:57
    để có thể đi bộ,
  • 14:57 - 15:01
    bởi họ không thể không thể mua thêm được cái gì,
  • 15:01 - 15:03
    khi họ tiết kiệm 14 phần trăm
  • 15:03 - 15:06
    họ có thể mua một chiếc giày dự tiệc
  • 15:06 - 15:09
    đi bộ tới chiếc xe ô tô của mình.
  • 15:09 - 15:11
    Điều đó thực sự khác biệt.
  • 15:11 - 15:16
    Hiện nay, khoảng 60 phần trăm các công ty lớn
  • 15:16 - 15:19
    đã thực hiện chương trình kiểu như thế này.
  • 15:19 - 15:22
    Nó là một phần của Định luật bảo vệ lương hưu.
  • 15:22 - 15:24
    Và không cần phải nói rằng Thaler và tôi
  • 15:24 - 15:27
    đã thật may mắn khi là một phần của chương trình này
  • 15:27 - 15:29
    và tạo ra sự khác biệt.
  • 15:29 - 15:31
    Hãy để tôi tóm lại
  • 15:31 - 15:34
    hai ý chính
  • 15:34 - 15:37
    Một là thói quen tài chính
  • 15:37 - 15:40
    cực kỳ có sức mạnh.
  • 15:40 - 15:43
    Đây chỉ mới là một ví dụ.
  • 15:43 - 15:45
    Lời nhắn thứ hai
  • 15:45 - 15:47
    đó là vẫn còn nhiều việc để làm.
  • 15:47 - 15:50
    Đó là nguyên lý tảng băng
  • 15:50 - 15:53
    Nếu bạn nghĩ đến mọi người và vấn đề vay nợ mua nhà
  • 15:53 - 15:56
    và mua nhà rồi sau đó không thể chi trả,
  • 15:56 - 15:58
    chúng ta cần nghĩ về điều đó.
  • 15:58 - 16:01
    Nếu bạn nghĩ đến những người quá liều lĩnh
  • 16:01 - 16:04
    mà không hiểu bao nhiêu rủi ro họ đang gánh lấy
  • 16:04 - 16:06
    hoặc gánh quá ít rủi ro,
  • 16:06 - 16:08
    chúng ta cũng cần suy nghĩ về điều đó.
  • 16:08 - 16:11
    Nếu bạn nghĩ đến những người đổ một ngàn đô la mỗi năm
  • 16:11 - 16:13
    vào vé số
  • 16:13 - 16:15
    chúng ta cần phải suy ngẫm về việc đó nữa.
  • 16:15 - 16:17
    Thực ra con số trung bình
  • 16:17 - 16:19
    ở Singapore
  • 16:19 - 16:21
    Trung bình mỗi hộ gia đình
  • 16:21 - 16:24
    tiêu 4000 đô la mĩ mỗi năm vào vé số
  • 16:24 - 16:26
    Chúng ta phải làm nhiều việc
  • 16:26 - 16:28
    nhiều thứ phải giải quyết
  • 16:28 - 16:31
    và cả trong lĩnh vực nghỉ hưu
  • 16:31 - 16:33
    khi mà nói đến vấn đề mọi người phải làm gì
  • 16:33 - 16:35
    sau khi nghỉ hưu.
  • 16:35 - 16:37
    Một câu hỏi cuối cùng
  • 16:37 - 16:40
    Bao nhiêu trong số các bạn cảm thấy thoải mái
  • 16:40 - 16:42
    rằng bạn đang chuẩn bị cho việc nghỉ hưu
  • 16:42 - 16:45
    bạn đã có một kế hoạch vững chắc
  • 16:45 - 16:47
    khi bạn sắp nghỉ hưu,
  • 16:47 - 16:50
    khi bạn chuẩn bị phải nhận tiền trợ cấp xã hội,
  • 16:50 - 16:52
    cuộc sống nào bạn mong chờ
  • 16:52 - 16:54
    tiêu bao nhiêu mỗi tháng
  • 16:54 - 16:56
    để bạn không cháy túi?
  • 16:56 - 16:59
    Bao nhiêu trong số các bạn cảm thấy bạn có một kế hoạch vững bền cho tương lai
  • 16:59 - 17:03
    khi phải quyết định lùi nghỉ hưu
  • 17:04 - 17:07
    1, 2, 3, 4
  • 17:07 - 17:09
    Ít hơn 3 phần trăm
  • 17:09 - 17:11
    của một tập hợp những khán giả hiểu biết.
  • 17:11 - 17:14
    Thói quen tài chính hãy còn là một con đường dài.
  • 17:14 - 17:16
    Bạn còn nhiều cơ hội
  • 17:16 - 17:20
    để biến nó có sức mạnh nữa nữa và nữa.
  • 17:20 - 17:22
    Cảm ơn.
  • 17:22 - 17:24
    (vỗ tay)
Title:
Shlomo Benartzi : Tiết kiệm cho ngày mai, ngày mai.
Speaker:
Shlomo Benartzi
Description:

Quả là dễ dàng, việc sẽ tiết kiệm tiền vào tuần sau, nhưng ngay lúc này thì sao? Nhìn chung chúng ta vẫn muốn tiêu hơn. Nhà kinh tế học Shlomo Benartzi nói rằng đó là một trong những trở ngại lớn nhất để tiết kiệm đủ tiền khi về hưu, và ông đặt ra câu hỏi : Làm sao để chúng ta biến thói quen gây trở ngại này thành giải pháp?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:24
Vu Long added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions