Return to Video

Nghệ thuật của ngôn ngữ kí hiệu: dành cho nam, phụ lão, ấu - Lissa Zeviar tại TEDxAmsterdam

  • 0:10 - 0:14
    Chắc bạn đang tự hỏi "Họ đang nói gì thế"?
  • 0:14 - 0:18
    Nếu bạn hiểu ngôn ngữ ký hiệu, bạn sẽ biết thôi.
  • 0:18 - 0:20
    Và tôi nghĩ là bạn nên biết.
  • 0:20 - 0:22
    Tôi nghĩ tất cả mọi người nên học ngôn ngữ ký hiệu.
  • 0:22 - 0:25
    Tôi nghĩ chúng ta nên được dạy từ bé,
  • 0:25 - 0:27
    ở cấp một,
  • 0:27 - 0:30
    hoặc như là một ngôn ngữ thứ hai.
  • 0:31 - 0:33
    Tôi được nuôi bởi bố mẹ khiếm thính, đó là lý do
  • 0:33 - 0:35
    mà tôi biết ngôn ngữ ký hiệu suốt đời tôi.
  • 0:35 - 0:38
    Học được ngôn ngữ ký hiệu đối với tôi là một món quà.
  • 0:39 - 0:40
    Ngôn ngữ ký hiệu.
  • 0:41 - 0:43
    Nó thực sự làm cuộc sống của tôi
    phong phú hơn về nhiều mặt,
  • 0:43 - 0:46
    và tôi tin rằng nếu mọi người học nó,
  • 0:46 - 0:51
    tất cả đều có thể tận hưởng viên ngọc quý của việc
  • 0:51 - 0:53
    hiểu biết ngôn ngữ ký hiệu và những gì nó mang lại.
  • 0:57 - 1:00
    Đó là tôi và mẹ tôi, bà bị điếc,
  • 1:00 - 1:02
    và đó là cách mà tôi học nói chuyện bằng tay.
  • 1:02 - 1:04
    Tôi chỉ mới 8 tháng tuổi khi tôi bắt đầu học.
  • 1:04 - 1:07
    Vâng, 8 tháng.
  • 1:07 - 1:09
    Tôi giao tiếp bằng hai hướng.
  • 1:09 - 1:13
    Bạn phải đợi đến khi 1 tuổi rưỡi
  • 1:13 - 1:17
    vì bạn không thể tạo ra âm thanh.
  • 1:17 - 1:19
    Người khiếm thính đã biết điều này hằng thế kỉ rồi.
  • 1:19 - 1:21
    Họ dùng tay giao tiếp với em bé,
  • 1:21 - 1:26
    và từ 6, 8 hoặc 10 tháng tuổi, chúng sẽ đáp lại.
  • 1:26 - 1:29
    Cộng đồng nghe, ngày nay, đã nói rằng.
  • 1:29 - 1:31
    "Đợi một chút, tại sao tôi phải đợi
  • 1:31 - 1:33
    cho đến khi em bé 1 hoặc 2 tuổi
  • 1:33 - 1:35
    để chúng ta có thể giao tiếp?"
  • 1:35 - 1:37
    Vậy nên bây giờ nhiều bố mẹ và thầy cô
  • 1:37 - 1:40
    sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với con mình
  • 1:40 - 1:43
    để họ không phải chờ tới khi chúng bắt đầu nói.
  • 1:43 - 1:46
    Bạn đang nghĩ "6 tháng tuổi? Như vậy là khá nhỏ."
  • 1:46 - 1:49
    Nhưng hãy nghĩ tới đứa bé bạn nhìn thấy làm như thế này.
  • 1:49 - 1:52
    Chúng đang nói gì? Chúng nói là "Tôi muốn đến với bạn"
  • 1:52 - 1:54
    Và đó là điều mà chúng học được.
  • 1:54 - 1:57
    Mỗi khi bạn nói "Đến đây, Ta sẽ bế con lên?"
  • 1:57 - 2:00
    Bạn làm điều này nhiều lần.
  • 2:00 - 2:02
    Về cơ bản đó là nói chuyện bằng tay với trẻ em.
  • 2:02 - 2:04
    Và bạn chỉ cần đi thêm một bước nữa,
  • 2:04 - 2:07
    và học một số ký hiệu mà bạn dùng suốt cả ngày.
  • 2:07 - 2:12
    Và rồi chúng sẽ tiếp thu nó, như là khi chúng học vẫy tay
  • 2:12 - 2:14
    vì đó là những gì chúng làm, phải không nào?
  • 2:14 - 2:17
    Khoảng 10 tháng tuổi, một đứa trẻ có thể vẫy tay?
    Đó cũng là một điều chúng học được
  • 2:22 - 2:26
    Tôi muốn đưa bạn đi qua cuộc đời
  • 2:26 - 2:31
    của một người và cho bạn thấy những cách khác nhau
  • 2:31 - 2:34
    mà ngôn ngữ kí hiệu có thể nâng cao cuộc sống của bạn
  • 2:34 - 2:36
    và nâng cao tập thể cộng đồng.
  • 2:41 - 2:45
    Đây là Mikah, con trai tôi, và bé ra dấu "con tàu".
  • 2:45 - 2:47
    Hãy xem cuộc sống của bạn sẽ ra sao
    nếu bạn biết ngôn ngữ kí hiệu từ bé.
  • 2:49 - 2:54
    Bạn có thể khoảng 10 tháng tuổi, chỉ vào rổ trái cây
  • 2:54 - 2:57
    và bạn ra hiệu "táo".
  • 2:57 - 3:00
    Ba mẹ có thể lấy táo và đưa cho bạn,
  • 3:00 - 3:03
    vì bình thường khi bạn chỉ vào rổ trái cây,
  • 3:03 - 3:05
    mẹ bạn sẽ nói "Con muốn ăn chuối không?" (Hét)
  • 3:05 - 3:07
    "Con muốn ăn dưa leo à? (Hét)
  • 3:07 - 3:10
    Và bạn cứ tiếp tục thét đến khi có được thứ bạn muốn
  • 3:11 - 3:13
    Với ngôn ngữ kí hiệu, bạn chỉ ra hiệu
  • 3:13 - 3:16
    và mọi người đưa cho bạn chính xác thứ bạn cần.
  • 3:16 - 3:20
    Đối với phụ huynh, bạn có thể biết được
    con mình muốn và nghĩ những gì
  • 3:20 - 3:22
    Đó là vẻ đẹp của việc dùng ngôn ngữ kí hiệu
    ở tuổi nhỏ như vậy.
  • 3:26 - 3:35
    Phụ huynh: Cái đó là gì?
    (Em bé nói tên con vật bằng tiếng Hà Lan và ra dấu)
  • 3:35 - 3:40
    Em bé: Con dê!
    Phụ huynh: Đúng rồi, Tuyệt lắm! Con dê làm gì?
  • 3:40 - 3:43
    Hát: Chơi đùa rất vui, bạn có muốn chơi cùng tôi không?
  • 3:43 - 3:47
    Bởi vì chơi là điều tốt nhất nếu có 2 người.
  • 3:47 - 3:50
    Chơi với gấu bông, đọc một quyển sách,
  • 3:50 - 3:53
    Chơi với búp bê xinh đẹp nhất của tôi,
  • 3:53 - 3:55
    Chơi đùa thật là tuyệt!
  • 3:55 - 4:00
    Chỉ là một ví dụ nhỏ về cách bạn có thể
    dùng ngôn ngữ kí hiệu để vui đùa
  • 4:00 - 4:04
    với các em bé nhỏ hơn cũng như các bé cấp một.
  • 4:04 - 4:07
    Chúng cũng rất thích dùng ký hiệu.
  • 4:07 - 4:10
    Tôi vừa tới một trường tiểu học hôm trước,
    và có các bé từ 5 đến 7 tuổi
  • 4:10 - 4:12
    dồn dập hỏi tôi: "Ký hiệu cho táo là gì?"
  • 4:12 - 4:15
    "Ký hiệu cho nhiều hơn là gì?"
    "Ký hiệu cho bánh là gì?"
  • 4:15 - 4:18
    Và chúng học rất nhanh. Chúng có thể nói trọn câu,
  • 4:18 - 4:20
    và đến hôm nay, tôi nghe thầy cô nói,
  • 4:20 - 4:22
    rằng chúng vẫn dùng ngôn ngữ ký hiệu hàng tuần.
  • 4:27 - 4:31
    Cũng có một lợi ích của việc biết cả hai,
  • 4:31 - 4:33
    cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ ký hiệu.
  • 4:33 - 4:37
    đó là tôi có thể chọn bất kì tình huống nào tôi muốn dùng
  • 4:37 - 4:40
    ngôn ngữ nói hay là ngôn ngữ ký hiệu.
  • 4:40 - 4:44
    Trong một vài trường hợp, rất tuyệt khi dùng cả hai,
  • 4:44 - 4:45
    và đó là điều tôi đang ủng hộ.
  • 4:45 - 4:50
    Chúng ta đã biết rằng 92% giao tiếp là không lời,
  • 4:50 - 4:52
    vậy tại sao không tận dụng lợi thế này?
  • 4:52 - 4:54
    Giờ hãy hình dung bạn đang ở tiểu học
  • 4:54 - 4:58
    và học về vòng tuần hoàn của nước.
  • 4:58 - 5:01
    Bạn có thể học nó bằng từ.
  • 5:01 - 5:07
    Khi giáo viên hỏi "Chúng ta có vòng tuần hoàn của nước, nó hoạt động ra sao?"
  • 5:07 - 5:12
    Bạn có nước trên trái đất, và nó sẽ
  • 5:12 - 5:16
    bốc hơi, rồi ngưng tụ, rồi rơi xuống
  • 5:16 - 5:19
    và lại trở về thành nước."
  • 5:19 - 5:21
    Hoăc bạn có thể dùng các ký hiệu.
  • 5:21 - 5:28
    Bạn có thể nói "Ta có nước, rồi nó bốc hơi,
  • 5:28 - 5:31
    và sau đó ngưng tụ, cuối cùng là rơi xuống,
  • 5:31 - 5:34
    và trở về thành nước như ban đầu"
  • 5:34 - 5:38
    Nếu bạn dùng cả ngôn ngữ nói và các kí hiệu,
  • 5:38 - 5:40
    tinh tế hơn những cử chỉ chúng ta làm hằng ngày
  • 5:40 - 5:43
    thì bạn sẽ thấy được bạn có thể
    diễn đạt rõ ràng hơn nhiều.
  • 5:47 - 5:49
    Một vẻ đẹp khác của ngôn ngữ kí hiệu đối với tôi là
  • 5:49 - 5:52
    nó rất nên thơ trong mỗi chuyển động.
  • 5:52 - 5:54
    Ngôn ngữ kí hiệu có những mặt độc đáo.
  • 5:55 - 5:59
    Ví dụ như, bạn có thể phóng to,
  • 5:59 - 6:01
    bạn có thể quay ra xa,
  • 6:01 - 6:04
    bạn có thể đóng vai nhiều nhân vật khác nhau,
  • 6:06 - 6:09
    và có thể quay chậm, có thể bạn đang ở trong xe,
  • 6:09 - 6:14
    và khung cảnh đang lướt qua,
  • 6:14 - 6:16
    hoặc bạn ở trên tàu và chúng vụt trôi qua.
  • 6:17 - 6:20
    Khi kể một câu chuyện, bạn có thể dùng lời,
  • 6:20 - 6:22
    nhưng nếu bạn thêm những cử chỉ nhỏ này vào,
  • 6:22 - 6:24
    câu chuyện sẽ càng thêm thú vị,
  • 6:24 - 6:27
    Tôi có một ví dụ cho bạn.
  • 6:56 - 6:57
    (Cười)
  • 7:03 - 7:05
    (cười)
  • 7:06 - 7:10
    Người ta nói, tiếng Pháp là ngôn ngữ của tình yêu,
  • 7:10 - 7:13
    còn ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ của kể chuyện.
  • 7:15 - 7:17
    Bây giờ bạn nói "Có lẽ nó cũng rất hay, rất tốt
  • 7:17 - 7:20
    bạn có thể dùng nó một vài lần trong đời."
  • 7:20 - 7:23
    Nhưng tôi nghĩ bạn cũng có thể dùng nó mỗi ngày.
  • 7:23 - 7:26
    Tôi không thể nghĩ đến ngành công nghiệp nào
    không tận dụng ngôn ngữ kí hiệu
  • 7:26 - 7:29
    Ví dụ, ta có ngành âm nhạc
  • 7:29 - 7:33
    bạn dùng ngôn ngữ ký hiệu khi cần im lặng,
    nếu không bạn sẽ phải nút tai vào.
  • 7:33 - 7:36
    Hay dùng trong xây dựng, khi quá ồn,
  • 7:36 - 7:38
    Bạn có thể họp mỗi ngày
  • 7:38 - 7:40
    và ra dấu khi bạn muốn hỏi một câu hỏi nhỏ đơn giản,
  • 7:40 - 7:43
    nhưng rất phiền phức nên không thế nói ra.
  • 7:43 - 7:44
    Có rất nhiều ngày trong cuộc đời
  • 7:44 - 7:49
    bạn rất muốn hỏi một câu, hoặc nói điều gi đó,
    nhưng nó quá phiền phức
  • 7:49 - 7:51
    Hoặc có thể bạn làm ở bệnh viện,
    nơi mà sẽ rất dễ chịu cho bệnh nhân
  • 7:51 - 7:54
    nếu bạn có thể nói chuyện với đồng nghiệp,
  • 7:54 - 7:57
    mà không làm phiền người bệnh.
  • 7:58 - 8:00
    Một ví dụ khác là khi cách xa nhau,
  • 8:00 - 8:03
    Qua một ký hiệu, tôi có thể ra hiệu
    cho người ở tuốt trên kia
  • 8:03 - 8:05
    và họ sẽ có thể nhìn thấy tôi.
  • 8:05 - 8:09
    Nhưng nếu mọi người ở đây
    đang nói chuyện và làm việc riêng,
  • 8:09 - 8:12
    Tôi sẽ làm phiền họ nếu tôi phải hét lên.
  • 8:12 - 8:15
    Trong một ngày những điều như vậy
    xảy ra nhiều hơn bạn tưởng.
  • 8:16 - 8:19
    Hãy thử nghĩ khi bạn ở quán bar,
    và bạn gặp một cô gái xinh đẹp,
  • 8:19 - 8:21
    và bạn muốn nói chuyện với cô ta,
  • 8:22 - 8:25
    Bạn đi tới chỗ cô ấy, và ở đó rất ồn ào.
  • 8:25 - 8:26
    Bạn sẽ làm gì?
  • 8:26 - 8:29
    "Xin chào, tên tôi là ..." (Cười)
  • 8:29 - 8:31
    Bạn không thể nói ra được những gì bạn muốn.
  • 8:31 - 8:32
    Nhưng nếu bạn biết ngôn ngữ kí hiệu,
  • 8:32 - 8:35
    bất kể ồn ào tới đâu, bạn vẫn có thể tiếp tục ra dấu.
  • 8:35 - 8:38
    và sẽ có một cuộc trò chuyện,
    cố gắng để có được một cuộc hẹn hò.
  • 8:39 - 8:43
    Rồi cô ấy phải về nhà, và bạn ở nhà ga xe lửa.
  • 8:43 - 8:46
    Cô ấy trên tàu và bạn đang đứng ở ga.
  • 8:46 - 8:50
    Một lần nữa, nếu bạn không biết ra dấu,
    bạn sẽ như thế này: "Tạm biệt. Tạm biệt"
  • 8:50 - 8:52
    Và bạn chờ đợi ...
  • 8:52 - 8:56
    Điều tôi luôn làm, với bất kì ai tôi biết rằng bị điếc
  • 8:56 - 8:58
    hoặc biết ngôn ngữ kí hiệu, là tôi sẽ tiếp tục
  • 8:58 - 9:01
    chuyện trò cho đến khi tàu khởi hành.
  • 9:01 - 9:05
    Điều này xảy ra trong những thời khắc
    nhỏ bé hay lớn lao của cuộc đời bạn
  • 9:08 - 9:12
    Thời gian của tôi sắp hết nên
    tôi sẽ nói nhanh hơn một chút.
  • 9:12 - 9:15
    Ý lớn cuối cùng tôi muốn chia sẻ với các bạn là
  • 9:15 - 9:19
    dù cho chúng ta có một cộng đồng khiếm thính,
  • 9:19 - 9:21
    mỗi quốc đều có cộng động khiếm thính của riêng mình.
  • 9:21 - 9:24
    Nên cách mà ta có thể làm là dạy ngôn ngữ kí hiệu
  • 9:24 - 9:26
    ở tất cả các trường tiểu học hoặc trung học,
  • 9:26 - 9:28
    bạn có thể học nó từ bé
  • 9:28 - 9:32
    và có thể áp dụng nó vào cuộc sống hằng ngày.
  • 9:32 - 9:35
    Điều cuối cùng tôi muốn nói là
  • 9:35 - 9:38
    có rất nhiều người già cảm thấy bị cô lập,
  • 9:38 - 9:41
    nhưng nếu bạn biết ngôn ngữ kí hiệu suốt cuộc đời mình
  • 9:41 - 9:43
    bạn sẽ có thể ra dấu.
  • 9:43 - 9:47
    Thế thì sao? Nó trở thành một vòng tròn khép kín.
  • 9:48 - 9:49
    Ông có thể ra hiệu với cháu
  • 9:49 - 9:54
    và mọi người dùng ngôn ngữ kí hiệu suốt cả ngày.
  • 9:54 - 9:56
    Tôi đã nói xong hết chưa?
  • 9:56 - 9:57
    (Cười)
  • 9:59 - 10:01
    Này, mẹ đang làm việc.
  • 10:01 - 10:04
    (Cười)
  • 10:05 - 10:09
    Con nghĩ mẹ nói hết rồi chứ? Ờ, Được rồi.
  • 10:09 - 10:12
    Vâng, bạn thấy đấy, tôi phải đi rồi. Xin cảm ơn.
  • 10:12 - 10:14
    (Vỗ tay)
Title:
Nghệ thuật của ngôn ngữ kí hiệu: dành cho nam, phụ lão, ấu - Lissa Zeviar tại TEDxAmsterdam
Description:

Lissa là chủ sở hữu của Babygebaren và là một thông dịch viên ngôn ngữ kí hiệu chuyên nghiệp. Có cả cha lẫn mẹ đều khiếm thính, Lissa Zeviar tin rằng ngôn ngữ kí hiệu không chỉ là tự nhiên mà còn là một món quà quí giá. Sẽ thế nào nếu mọi người được lớn lên với ngôn ngữ kí hiệu? Sẽ có lợi không nếu chúng ta biết ngôn ngữ kí hiệu?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
10:19

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions