Return to Video

Dan Dennet: Dễ thương, sexy, ngọt ngào, thú vị

  • 0:00 - 0:03
    Tôi đi vòng quanh thế giới và nói về Đác-uyn
  • 0:03 - 0:05
    và thông thường thì tôi nói về
  • 0:05 - 0:08
    cách giải thích ngược các vấn đề khác thường của ông ấy.
  • 0:08 - 0:13
    Một tựa đề, một cụm từ đến từ một nhà phê bình xa xưa
  • 0:13 - 0:17
    và đây là một đoạn mà tôi rất mong muốn được đọc cho các bạn nghe.
  • 0:17 - 0:22
    "Trong thuyết mà ta nghiên cứu đến, sự vô minh tuyện đối (Absolute Ignorance) là kẻ sáng chế;
  • 0:22 - 0:27
    để ta có thể khẳng định chắc như nguyên tắc cơ bản của toàn bộ hệ thống, mà,
  • 0:27 - 0:30
    với mục đích hoàn thành được một cỗ máy đẹp và hoàn hảo,
  • 0:30 - 0:33
    đó là điều kiện tất yếu không chỉ là làm như thế nào để chế tạo cỗ máy đó.
  • 0:33 - 0:37
    Đề xuất này sẽ được nghiên cứu cẩn thận, để diễn đạt
  • 0:37 - 0:41
    dưới dạng cô đặc nội dung của Thuyết
  • 0:41 - 0:45
    và để diễn đạt ngụ ý của Đác-uyn chỉ qua vài từ ngữ;
  • 0:45 - 0:49
    người mà chỉ qua cách giải thích ngược khác thường của mình
  • 0:49 - 0:52
    lại cho rằng sự vô minh tuyệt đối lại hoàn toàn có đủ tư cách
  • 0:52 - 0:58
    thế chỗ cho sự khôn ngoan tuyệt đối (Absolute Wisdom) trong những thành tựu của khả năng sáng tạo."
  • 0:58 - 1:05
    Đúng thế. Chính xác. Và nó ngược đời khác thường thật.
  • 1:05 - 1:09
    Một nhà pam-phơ-lê (pamhlet) sáng tạo có một trang sách tuyệt vời thế này:
  • 1:09 - 1:11
    "Bài kiểm tra số hai:
  • 1:11 - 1:15
    Bạn có biết tòa nhà nào mà lại không có người xây không? Có/Không.
  • 1:15 - 1:18
    Bạn có biết bức tranh nào mà lại không có người vẽ không? Có/ Không.
  • 1:18 - 1:22
    Bạn có biết chiếc xe nào mà lại không có nhà sản xuất không? Có /Không.
  • 1:22 - 1:27
    Nếu bạn trả lời "Có" cho bất kỳ câu nào ở trên, hãy giải thích."
  • 1:27 - 1:33
    À-há! Ý tôi là đó thật sự là một kiểu biện luận ngược khác thường.
  • 1:33 - 1:37
    Các bạn hẳn sẽ nghĩ rằng một đồ án
  • 1:37 - 1:41
    phải có một nhà thiết kế thông minh là một lẽ đương nhiên.
  • 1:41 - 1:43
    Nhưng Đác-uyn lại cho thấy điều đó là hoàn toàn sai lầm.
  • 1:43 - 1:48
    Tuy nhiên, hôm nay tôi sẽ nói đến một lỹ lẽ ngược khác của Đác-uyn.
  • 1:48 - 1:54
    Lý lẽ đó ban đầu khá là khó hiểu nhưng không kém phần quan trọng.
  • 1:54 - 2:01
    Chúng ta thích bánh sô-cô-la tại vì nó ngọt, một lẽ đương nhiên.
  • 2:01 - 2:07
    Các chàng trai thích những cô gái như thế này bởi vì họ xinh đẹp.
  • 2:07 - 2:11
    Chúng ta yêu quí các em bé bởi vì chúng đáng yêu.
  • 2:11 - 2:20
    Và tất nhiên, chúng ta buồn cười khi nghe những câu nói đùa vì chúng buồn cười.
  • 2:20 - 2:27
    Tất cả những thứ này là hoàn toàn ngược. Và Đác-uyn cho ta thấy vì sao.
  • 2:27 - 2:35
    Hãy bắt đầu với vị ngọt. Sự thích thú với đồ ngọt của chúng ta về bản chất là một máy dò đường ăn
  • 2:35 - 2:39
    bởi vì đường chứa nhiều năng lượng và vì thế nó đã được gắn kết với sở thích
  • 2:39 - 2:44
    và đó là vì sao ta lại thích ăn ngọt.
  • 2:44 - 2:51
    Mật ngọt bởi vì ta thích nó chứ không phải "chúng ta thích mật tại vì nó ngọt."
  • 2:51 - 2:56
    Về bản chất mật không có gì ngọt cả.
  • 2:56 - 3:00
    Nếu các bạn nhìn kỹ các phân tử glucose chán thì thôi
  • 3:00 - 3:03
    các bạn cũng sẽ không thấy được tại sao nó lại ngọt.
  • 3:03 - 3:09
    Các bạn phải nhìn vào bên trong bộ não các bạn để hiểu được tại sao nó lại ngọt.
  • 3:09 - 3:11
    Nếu các bạn nghĩ rằng từ ban đầu đã có vị ngọt
  • 3:11 - 3:13
    rồi chúng ta tiến hóa để thích vị ngọt
  • 3:13 - 3:17
    thì các bạn đã nghĩ ngược rồi; điều đó hoàn toàn sai. Nó ngược lại cơ.
  • 3:17 - 3:21
    Sự ngọt được sinh ra bên trong sự lặp đặt mà đã tiến hóa lên.
  • 3:21 - 3:25
    Và những cô gái này cũng chẳng có gì sexy về bản chất.
  • 3:25 - 3:30
    Và cũng may là không có, bởi nếu mà có
  • 3:30 - 3:34
    thì Bà Mẹ Tự Nhiên sẽ gặp phải một vấn đề:
  • 3:34 - 3:39
    Làm sao để cho mấy con tinh tinh này nó chịch nhau đây?
  • 3:41 - 3:49
    Các bạn có thể nghĩ, à, có một giải pháp: ảo giác.
  • 3:49 - 3:53
    Đó là một cách, nhưng có cách nhanh hơn.
  • 3:53 - 3:56
    Cứ lắp sẵn cho bọn tinh tinh nó thích giáng vẻ đó là xong
  • 3:56 - 3:59
    và có vẻ như chúng thích thật.
  • 3:59 - 4:03
    Đó là toàn bộ câu chuyện.
  • 4:04 - 4:08
    Trong sáu triệu năm qua, ta và loài tinh tinh đã tiến hóa theo những con đường khác nhau.
  • 4:08 - 4:11
    Chúng ta không còn lông lá như tổ tiên nữa, lạ thay;
  • 4:11 - 4:15
    bọn tinh tinh không hiểu sao vẫn không thay đổi tí nào.
  • 4:15 - 4:27
    Nếu chúng ta cũng không tiến hóa như tinh tinh, thì hẳn đây sẽ là chuẩn mực về cái đẹp.
  • 4:27 - 4:32
    Sự ham thích đồ ngọt của chúng ta là sở thích những đồ ăn năng lượng cao do bản năng mà đã được tiến hóa.
  • 4:32 - 4:35
    Nó không hề được thiết kế cho bánh sô-cô-la.
  • 4:35 - 4:38
    Bánh sô-cô-la là một thứ kích thích lạ thường.
  • 4:38 - 4:40
    Thuật ngữ đó là của Niko Tinbergen,
  • 4:40 - 4:42
    anh đã tiến hành thí nghiệm với mấy con mòng biển
  • 4:42 - 4:46
    và anh đã thấy rằng cái nốt màu cam trên mỏ mòng biển --
  • 4:46 - 4:48
    nếu anh làm nó to ra, cái nốt màu cam đó
  • 4:48 - 4:50
    mấy con mòng biển cái sẽ gõ mạnh hơn.
  • 4:50 - 4:53
    Đó là một thứ kích thích cao đối với chúng, và chúng cực thích nó.
  • 4:53 - 4:57
    Những gì chúng ta thấy đối với bánh sô-cô-la
  • 4:57 - 5:02
    là một chất kích thích lạ có tác dụng chỉnh lại sự lắp đặt trong thiết kế của chúng ta.
  • 5:02 - 5:05
    Và có rất nhiều thứ kích thích khác; bánh sô-cô-la là một.
  • 5:05 - 5:08
    Có rất nhiều thứ kích thích lạ khác cho sự sexy.
  • 5:08 - 5:14
    Và có cả thứ kích thích cho sự dễ thương. Đây là một ví dụ hay.
  • 5:14 - 5:19
    Việc chúng ta thích các em bé là một điều quan trọng, cũng tương tự như việc chúng ta không ghê mấy thứ như tã bẩn của em bé.
  • 5:19 - 5:25
    Các em bé phải thu hút được sự yêu mến và sự nuôi dưỡng của ta, và đúng thế thật.
  • 5:25 - 5:29
    Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các bà mẹ
  • 5:29 - 5:32
    thích mùi tã bẩn của con của mình.
  • 5:32 - 5:35
    Vì vậy nên tự nhiên đang làm việc trên nhiều cấp.
  • 5:35 - 5:40
    Bây giờ, nếu các em bé trông không giống như thế này, nếu các em bé trông như thế này
  • 5:40 - 5:44
    thì ta sẽ thấy đó là dễ thương, ta sẽ thấy rằng --
  • 5:44 - 5:50
    ta sẽ nghĩ rằng, trời ơi, yêu quá.
  • 5:50 - 5:52
    Đó là sự đảo ngược lạ thường.
  • 5:52 - 5:59
    Cuối cùng, về sự vui nhộn. Câu trả lời của tôi là, cũng thế, cũng tương tự như thế.
  • 5:59 - 6:03
    Đây là một trường hợp khó, tại nó khó hiểu. Cũng là vì sao tôi để nó đến cuối.
  • 6:03 - 6:05
    Và tôi cũng sẽ không nói được nhiều về nó.
  • 6:05 - 6:11
    Nhưng các bạn phải nghĩ về nó theo cách của sự tiến hóa, các bạn phải nghĩ rằng ta phải làm sao đây --
  • 6:11 - 6:14
    đó là một việc "khó khăn", nhưng ai đó phải làm nó thôi --
  • 6:14 - 6:22
    nó rất là quan trọng tại nó đem lại cho ta sức mạnh, một phần thưởng bên trong khi ta thành công.
  • 6:22 - 6:26
    Bây giờ tôi nghĩ rằng ta đã tìm ra câu trả lời, tôi và vài người đồng nghiệp.
  • 6:26 - 6:30
    Đó là một hệ thống dây thần kinh được sắp đặt để thưởng bộ não
  • 6:30 - 6:35
    mỗi lần làm xong một công việc văn phòng tẻ nhạt.
  • 6:36 - 6:40
    Chiếc nhãn cho xe cho ý niệm này là
  • 6:40 - 6:43
    đây là sự thích thú trong việc gỡ lỗi.
  • 6:43 - 6:45
    Tôi sẽ không nói được hết
  • 6:45 - 6:50
    nhưng tôi sẽ nói rằng chỉ một vài kiểu gỡ lỗi đem lại được phần thưởng thôi.
  • 6:50 - 6:58
    Và chúng ta đang sử dụng sự hài hước như một máy dò nơ-ron
  • 6:58 - 7:02
    bằng cách bật và tắt sự hài hước, bằng cách vặn nút với một câu nói đùa --
  • 7:02 - 7:04
    giờ nó không buồn cười ... ồ, giờ buồn cười hơn rồi ...
  • 7:04 - 7:06
    giờ ta vặn thêm chút nữa ... giờ nó lại hết buồn cười rồi --
  • 7:06 - 7:09
    bằng cách này, chúng ta sẽ có thể học tập được một điều
  • 7:09 - 7:11
    về kiến trúc của bộ não,
  • 7:11 - 7:13
    kiến trúc hoạt động của bộ não.
  • 7:13 - 7:18
    Matthew Hurley là tác giả đầu tiên trong lĩnh vực này. Chúng tôi gọi nó là Mô Hình Hurley.
  • 7:18 - 7:22
    Anh ta là một chuyên gia tin học, Reginald Adams là một nhà tâm thần học và kia là tôi
  • 7:22 - 7:24
    và chúng tôi đang viết một cuốn sách về vấn đề này.
  • 7:24 - 7:27
    Cám ơn các bạn nhiều.
Title:
Dan Dennet: Dễ thương, sexy, ngọt ngào, thú vị
Speaker:
Dan Dennett
Description:

Tại sao các em bé lại dễ thương? Tại sao bánh lại ngọt? Nhà triết gia Dan Dennett có những câu trả lời mà bạn sẽ không lường trước được, khi ông ấy đưa ra những lý lẽ khác thường của quá trình tiến hóa về sự dễ thương, những thứ mang vị ngọt và sexy (và cả giả thuyết của Matthew Hurley giải thích vì sao những câu nói đùa lại gây cười).

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
07:32
Van Vu added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions