1 00:00:00,000 --> 00:00:03,727 Chào các bạn. Trong bài giảng lần này, chúng ta sẽ đề cập đến cách giải quyết vấn đề. 2 00:00:03,727 --> 00:00:08,958 Và chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò của các cách tiếp cận khác nhau trong việc tìm lời giải cho các vấn đề. 3 00:00:08,958 --> 00:00:10,561 Khi bạn nghĩ về một vấn đề, 4 00:00:10,561 --> 00:00:12,688 cách tiếp cận là cách bạn biểu diễn nó. 5 00:00:12,688 --> 00:00:16,636 Trong bài giảng trước, chúng ta đã nói về mô hình dãy núi. 6 00:00:16,636 --> 00:00:19,011 Mô hình dãy núi là một cách biểu diễn 7 00:00:19,011 --> 00:00:21,877 các lời giải theo trục ngang này 8 00:00:21,877 --> 00:00:26,571 và giá trị của chúng theo trục đứng. 9 00:00:26,571 --> 00:00:29,737 Đây là cách mô tả ẩn dụ 10 00:00:29,737 --> 00:00:33,110 việc giải quyết một vấn đề diễn ra như thế nào. 11 00:00:33,125 --> 00:00:36,751 Đó là tìm các điểm tốt nhất trên dãy núi này. 12 00:00:36,751 --> 00:00:39,800 Bây giờ chúng ta sẽ chuẩn hóa định nghĩa này, 13 00:00:39,800 --> 00:00:43,066 và một phần mục đích của bài giảng này là hiểu vấn đề một khoa học, 14 00:00:43,066 --> 00:00:45,248 và rõ ràng hơn. 15 00:00:45,248 --> 00:00:49,403 Vậy tôi sẽ chuyển hình ảnh ẩn dụ dãy núi này thành một mô hình chuẩn. 16 00:00:49,403 --> 00:00:50,499 Chúng ta làm như thế nào? 17 00:00:50,499 --> 00:00:54,774 Đầu tiên, chúng ta sẽ định nghĩa cách tiếp cận là gì. 18 00:00:54,774 --> 00:00:56,724 Chúng ta phát biểu hình ảnh ẩn dụ này theo một cách toán học. 19 00:00:56,724 --> 00:00:59,022 Cách tiếp cận là 20 00:00:59,022 --> 00:01:01,498 biểu diễn toàn bộ các phương án có thể. 21 00:01:01,498 --> 00:01:05,389 Giống như một cách mã hóa tập các lời giải của một bài toán. 22 00:01:05,389 --> 00:01:08,870 Khi chúng ta đã mã hóa được tập hợp các phương án đó, 23 00:01:08,870 --> 00:01:13,399 chúng ta sẽ tạo ra mô hình dãy núi bằng cách gán một giá trị nào đó cho mỗi phương án này. 24 00:01:13,399 --> 00:01:16,358 Kết quả sẽ là một dãy núi như bạn đã thấy lúc trước. 25 00:01:16,358 --> 00:01:19,806 Rất nhiều người trong chúng ta đã quen với các cách tiếp cận, 26 00:01:19,806 --> 00:01:21,409 kể cả khi chúng ta không biết về nó. 27 00:01:21,409 --> 00:01:22,567 Tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ. 28 00:01:22,567 --> 00:01:24,534 Bạn có nhớ toán sơ cấp không? 29 00:01:24,534 --> 00:01:27,675 Chúng ta đã học về cách biểu diễn một điểm trên hệ trục tọa độ. 30 00:01:27,675 --> 00:01:29,884 Có 2 cách biểu diễn cơ bản. 31 00:01:29,884 --> 00:01:32,547 Cách thứ nhất là hệ tọa độ Descartes. 32 00:01:32,547 --> 00:01:34,774 Cho một điểm, chúng ta biểu diễn nó bằng 33 00:01:34,774 --> 00:01:38,755 2 giá trị X và Y trên mặt phẳng. 34 00:01:38,755 --> 00:01:40,379 Chẳng hạn, đây là 5 đơn vị, 35 00:01:40,379 --> 00:01:42,371 và điểm này có tọa độ là (5,2). 36 00:01:42,371 --> 00:01:45,894 5 đơn vị theo chiều X và 2 đơn vị theo chiều Y. 37 00:01:45,894 --> 00:01:48,715 Nhưng còn một cách biểu diễn khác, 38 00:01:48,715 --> 00:01:50,709 đó là hệ tọa độ cực. 39 00:01:50,709 --> 00:01:52,432 Chúng ta xem xét điểm này, 40 00:01:52,432 --> 00:01:54,936 Bán kính R là khoảng cách từ gốc tọa độ tới điểm đó, 41 00:01:54,936 --> 00:01:56,652 và một góc theta 42 00:01:56,652 --> 00:01:58,496 biểu diễn chúng ta cần di chuyển một góc bao nhiêu 43 00:01:58,496 --> 00:02:02,714 để chạm tới điểm đã mô tả. 44 00:02:02,714 --> 00:02:05,585 Vậy có 2 cách biểu diễn một điểm. 45 00:02:05,585 --> 00:02:07,652 X và Y, R và theta. 46 00:02:07,652 --> 00:02:09,688 Descartes và hệ tọa độ cực. 47 00:02:09,688 --> 00:02:11,360 Cách nào tốt hơn? 48 00:02:11,360 --> 00:02:12,814 Câu trả lời là tùy trường hợp. 49 00:02:12,814 --> 00:02:14,088 Tôi sẽ giải thích lí do. 50 00:02:14,088 --> 00:02:16,007 Chẳng hạn, nếu tôi muốn biểu diễn đường này. 51 00:02:16,007 --> 00:02:19,542 Khi đó, hệ tọa độ Descartes là lựa chọn tốt hơn, 52 00:02:19,542 --> 00:02:23,632 vì tôi chỉ cần nói: Y = 3 và X từ 2 đến 5. 53 00:02:23,632 --> 00:02:25,061 Rất đơn giản. 54 00:02:25,061 --> 00:02:28,632 Nhưng nếu tôi cần mô tả cung này. 55 00:02:28,632 --> 00:02:29,968 Trong trường hợp đó, 56 00:02:29,968 --> 00:02:32,728 sử dụng hệ tọa độ Descartes trở nên khá phức tạp, 57 00:02:32,728 --> 00:02:34,864 tốt hơn là nên dùng hệ tọa độ cực, 58 00:02:34,864 --> 00:02:35,835 vì bán kính là cố định. 59 00:02:35,835 --> 00:02:38,713 Và tôi chỉ cần cho bạn biết bán kính là bao nhiêu, 60 00:02:38,713 --> 00:02:39,738 đây là khoảng cách R, 61 00:02:39,738 --> 00:02:42,585 và góc theta dịch chuyển từ A đến B. 62 00:02:42,585 --> 00:02:44,656 Như vậy, kết quả phụ thuộc vào cái tôi cần mô tả. 63 00:02:44,656 --> 00:02:47,033 Nếu là một đường thẳng, tôi dùng hệ tọa độ Descartes. 64 00:02:47,033 --> 00:02:50,151 Nếu là cung, tôi sẽ dùng hệ tọa độ cực. 65 00:02:50,151 --> 00:02:52,384 Do đó, cách tiếp cận phụ thuộc vào bài toán. 66 00:02:52,384 --> 00:02:54,949 Bây giờ, chúng ta sẽ giải thích 67 00:02:54,949 --> 00:02:58,683 cách tiếp cận giúp chúng ta tìm lời giải của một bài toán như thế nào 68 00:02:58,683 --> 00:03:01,732 và tại sao mà cách tiếp cận có thể giúp chúng ta tạo ra đột phá? 69 00:03:01,732 --> 00:03:04,472 Trong lịch sử khoa học, có rất nhiều bước ngoặt: 70 00:03:04,472 --> 00:03:06,288 Newton, 71 00:03:06,288 --> 00:03:07,801 với thuyết vạn vật hấp dẫn 72 00:03:07,801 --> 00:03:11,485 đó thực ra là những cách tiếp cận mới cho các vấn đề cũ. 73 00:03:11,485 --> 00:03:13,296 Hãy lấy một ví dụ. 74 00:03:13,296 --> 00:03:16,968 Mendeleev đã phát hiện ra bảng tuần hoàn, 75 00:03:16,968 --> 00:03:20,409 và trong bảng tuần hoàn, ông biểu diễn các nguyên tố theo khối lượng nguyên tử. 76 00:03:20,409 --> 00:03:22,440 Ông đã đặt chúng vào các cột khác nhau. 77 00:03:22,440 --> 00:03:26,114 Bằng việc sắp xếp các nguyên tố theo khối lượng nguyên tử, 78 00:03:26,114 --> 00:03:27,784 Mendeleev đã tìm ra các quy luật. 79 00:03:27,784 --> 00:03:30,936 Tất cả kim loại nằm trên một cột, hay những thứ tương tự thế. 80 00:03:30,936 --> 00:03:33,002 Hãy nhớ lại môn hóa học một chút nhé. 81 00:03:33,002 --> 00:03:36,936 Bảng tuần hoàn thực chất là một cách tiếp cận: đó là một cách biểu diễn các nguyên tố. 82 00:03:36,936 --> 00:03:39,072 Mendeleev có thể biểu diễn các nguyên tố theo thứ tự abc. 83 00:03:39,072 --> 00:03:41,100 Nhưng cách này không có ý nghĩa gì. 84 00:03:41,100 --> 00:03:44,679 Biểu diễn bằng thứ tự abc sẽ không cho biết một quy luật nào cả. 85 00:03:44,679 --> 00:03:47,425 Trong khi biểu diễn bằng nguyên tử khối lại cho biết rất nhiều quy luật. 86 00:03:47,425 --> 00:03:50,859 Thực tế, khi Mendeleev sắp xếp 87 00:03:50,859 --> 00:03:53,862 tất cả các nguyên tố được phát hiện ra ở thời điểm đó theo nguyên tử khối, 88 00:03:53,862 --> 00:03:56,644 có những ô bị bỏ trống. 89 00:03:56,644 --> 00:03:59,155 Có một số nguyên tố bị thiếu. 90 00:03:59,155 --> 00:04:02,230 Về sau, các nguyên tố mới được tìm thấy là Scandi, Galli, và Germani. 91 00:04:02,230 --> 00:04:04,568 Chúng được tìm thấy sau 10 đến 15 năm sau, 92 00:04:04,568 --> 00:04:06,306 sau khi ông đã hoàn thành bảng tuần hoàn. 93 00:04:06,306 --> 00:04:08,944 Mọi người dựa vào đó và đã tìm ra các nguyên tố còn thiếu. 94 00:04:08,944 --> 00:04:11,056 Cách tiếp cận theo nguyên tử khối 95 00:04:11,056 --> 00:04:16,056 đã trở nên cực kì hiệu quả khi chúng ta nghiên cứu về nguyên tố hóa học. 96 00:04:17,148 --> 00:04:19,314 Chúng ta sử dụng bảng tuần hoàn mọi lúc. 97 00:04:19,314 --> 00:04:20,912 Khi bạn gặp một vấn đề, 98 00:04:20,912 --> 00:04:23,671 bạn sẽ nhận ra bạn luôn sử dụng một vài cách tiếp cận để giải quyết nó. 99 00:04:23,671 --> 00:04:25,502 Giả sử bạn muốn thuê một người vào công ty của bạn. 100 00:04:25,502 --> 00:04:28,348 Bạn nhận được một chồng hồ sơ các ứng viên cho vị trí này. 101 00:04:28,348 --> 00:04:29,520 Và bạn nghĩ, 102 00:04:29,520 --> 00:04:32,004 tôi sẽ phân loại các ứng viên này ra sao? 103 00:04:32,004 --> 00:04:33,752 Giả sử có tới 500 ứng viên. 104 00:04:33,752 --> 00:04:36,847 Một phương án là bạn sắp xếp các hồ sơ theo điểm trung bình (GPA) 105 00:04:36,847 --> 00:04:39,604 Lấy điểm trung bình từ cao xuống thấp. 106 00:04:39,604 --> 00:04:40,781 Đó là một cách biểu diễn. 107 00:04:40,781 --> 00:04:44,679 Bạn thường sử dụng cách này nếu bạn cần một người có năng lực. 108 00:04:44,679 --> 00:04:47,520 Nhưng, bạn có thể lại cần người có kinh nghiệm. 109 00:04:47,520 --> 00:04:49,296 Trong trường hợp đó, bạn có thể sắp xếp 110 00:04:49,296 --> 00:04:53,248 chồng hồ sơ đó theo độ dày của chúng. 111 00:04:53,248 --> 00:04:56,361 Những hồ sơ dày tương ứng với những người 112 00:04:56,361 --> 00:04:57,560 đã trải qua rất nhiều công việc và có kinh nghiệm. 113 00:04:57,560 --> 00:05:00,607 Bạn cũng có thể cần người có tính sáng tạo. 114 00:05:00,607 --> 00:05:01,601 115 00:05:01,601 --> 00:05:05,211 Vậy thì, bạn có thể đặt những hồ sơ sáng tạo nhất sang một bên, 116 00:05:05,211 --> 00:05:08,120 và những hồ sơ kém sáng tạo hơn sang một bên khác. 117 00:05:08,120 --> 00:05:09,760 Đây là cách thứ ba để phân loại hồ sơ. 118 00:05:09,760 --> 00:05:11,609 Phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng của bạn, 119 00:05:11,609 --> 00:05:12,900 phụ thuộc vào các ứng viên, 120 00:05:12,900 --> 00:05:14,720 bất kì ai cũng có thể trở thành vị trí mà bạn mong muốn. 121 00:05:14,720 --> 00:05:20,033 Vấn đề là cách tổ chức và phân loại hồ sơ. 122 00:05:20,033 --> 00:05:21,968 Với mỗi cách sắp xếp, 123 00:05:21,968 --> 00:05:22,993 124 00:05:22,993 --> 00:05:25,512 125 00:05:25,512 --> 00:05:27,176 thực chất đó là một cách tiếp cận. 126 00:05:27,176 --> 00:05:31,944 Và cách tiếp cận sẽ quyết định độ khó của vấn đề bạn cần giải quyết. 127 00:05:31,944 --> 00:05:33,420 Để tôi giải thích một chút. 128 00:05:33,420 --> 00:05:36,432 Hãy quay lại hình ảnh ẩn dụ về dãy núi. 129 00:05:36,432 --> 00:05:38,424 Khi dãy núi trở nên mấp mô, 130 00:05:38,424 --> 00:05:42,984 ý tôi là nó không chỉ có duy nhất một đỉnh 131 00:05:42,984 --> 00:05:45,009 mà có rất nhiều đỉnh. 132 00:05:45,009 --> 00:05:48,448 Bây giờ tôi sẽ chuẩn hóa khái niệm về đỉnh. 133 00:05:48,448 --> 00:05:50,315 Tôi làm như sau: 134 00:05:50,315 --> 00:05:52,568 Tôi sẽ định nghĩa cực đại địa phương. 135 00:05:52,568 --> 00:05:55,808 Cực đại địa phương là một điểm, 136 00:05:55,808 --> 00:05:57,784 mà lân cận của điểm này 137 00:05:57,784 --> 00:05:59,125 có giá trị thấp hơn nó. 138 00:05:59,125 --> 00:06:02,406 Cơ bản đó là một điểm có giá trị cục bộ là lớn nhất. 139 00:06:02,406 --> 00:06:04,807 Quay lại ví dụ về dãy núi, 140 00:06:04,807 --> 00:06:07,369 có 3 cực đại địa phương: 1, 2 và 3. 141 00:06:07,369 --> 00:06:10,351 Tại bất kì điểm nào trong số 3 điểm này, tôi rơi vào bế tắc. 142 00:06:10,351 --> 00:06:12,683 Phía bên trái hay bên phải 143 00:06:12,683 --> 00:06:14,843 đều không cho kết quả tốt hơn. 144 00:06:14,843 --> 00:06:18,934 Vậy thì, một cách tiếp cận tốt 145 00:06:18,934 --> 00:06:23,702 sẽ không có quá nhiều cực đại địa phương. 146 00:06:23,702 --> 00:06:27,583 Và ngược lại, một cách tiếp cận tồi sẽ sinh ra rất nhiều cực đại địa phương. 147 00:06:27,583 --> 00:06:29,397 Tôi sẽ đưa ra một ví dụ. 148 00:06:29,397 --> 00:06:31,090 Giả sử tôi cần lựa chọn sản xuất một loại kẹo. 149 00:06:31,090 --> 00:06:33,495 Nhiệm vụ của tôi là sản xuất một loại kẹo mới. 150 00:06:33,495 --> 00:06:39,376 Đội đầu bếp đã chế biến được rất nhiều mẫu khác nhau, 151 00:06:39,376 --> 00:06:41,121 và tôi cần lựa chọn mẫu tốt nhất. 152 00:06:41,121 --> 00:06:43,712 Tuy nhiên, có rất nhiều khả năng xảy ra, 153 00:06:43,712 --> 00:06:45,322 đến mức tôi không biết phải tiếp cận theo cách nào. 154 00:06:45,322 --> 00:06:49,145 Một phương án có thể là sắp xếp các thanh kẹo theo lượng calo. 155 00:06:49,145 --> 00:06:53,096 Sắp xếp các thanh kẹo theo hàm lượng calo có trong chúng. 156 00:06:53,096 --> 00:06:55,890 Theo cách này, có thể tôi có 3 cực đại địa phương. 157 00:06:55,890 --> 00:06:59,607 Cách tiếp cận này khá hợp lí. 158 00:07:00,645 --> 00:07:02,991 Nhưng cũng có thể, tôi sẽ sắp xếp các thanh kẹo 159 00:07:02,991 --> 00:07:05,559 theo thời gian mà tôi nhai chúng. 160 00:07:05,559 --> 00:07:07,174 161 00:07:07,174 --> 00:07:10,760 Thanh này có thể mất 2 phút để nhai, 162 00:07:10,760 --> 00:07:13,247 và thanh kia có thể mất tới 20 phút. 163 00:07:13,247 --> 00:07:17,016 Sử dụng thời gian nhai kẹo để phân loại có thể không phải cách tốt nhất. 164 00:07:17,016 --> 00:07:20,824 Kết quả là, mô hình dãy núi tôi nhận được có nhiều đỉnh hơn. 165 00:07:21,547 --> 00:07:25,409 Nhiều đỉnh hơn, tức là tôi sẽ gặp khó khăn hơn trong khi lựa chọn. 166 00:07:25,409 --> 00:07:28,976 Đó không phải một cách biểu diễn lời giải tốt 167 00:07:28,976 --> 00:07:30,804 Vậy cách tiếp cận này không thực sự tốt. 168 00:07:30,804 --> 00:07:36,001 Cách lí tưởng nhất sẽ là một mô hình chúng ta gọi là Đỉnh Phú Sĩ. 169 00:07:36,001 --> 00:07:38,047 Duy nhất chỉ có một đỉnh. 170 00:07:38,047 --> 00:07:39,807 Và dãy núi này được gọi là Núi Phú Sĩ. 171 00:07:39,807 --> 00:07:41,152 Nếu bạn đã từng đến Nhật Bản, 172 00:07:41,152 --> 00:07:42,629 bạn sẽ trông thấy hình ảnh đỉnh Phú Sĩ rất giống như thế này. 173 00:07:42,629 --> 00:07:44,944 Thực ra cũng không hẳn, trên đỉnh còn có tuyết. 174 00:07:44,944 --> 00:07:48,013 Nhưng hình dáng nói chung là một mũi nhọn. 175 00:07:48,013 --> 00:07:49,616 Nếu mô hình của bạn có dạng núi Phú Sĩ, 176 00:07:49,616 --> 00:07:51,128 và nếu bạn đang đừng tại một điểm, 177 00:07:51,128 --> 00:07:54,100 bạn chỉ cần leo lên theo một đường sẽ hướng tới đỉnh núi. 178 00:07:54,100 --> 00:07:55,936 Một dãy núi có duy nhất một đỉnh, tuyệt vời 179 00:07:55,936 --> 00:07:57,700 bởi vì vấn đề bạn cần giải quyết 180 00:07:57,700 --> 00:07:59,929 trở nên cực kì đơn giản. 181 00:08:01,160 --> 00:08:03,913 Tôi sẽ lấy một ví dụ nổi tiếng. 182 00:08:03,913 --> 00:08:06,007 183 00:08:06,007 --> 00:08:08,536 Ví dụ này xuất phát từ lí thuyết quản lý theo khoa học (hay chủ nghĩa Taylor) 184 00:08:08,536 --> 00:08:09,650 do Frederick Taylor xây dựng nên. 185 00:08:09,650 --> 00:08:12,487 Taylor đã giải quyết vấn đề về việc tính toán kích thước tối ưu của chiếc xẻng xúc than. 186 00:08:12,487 --> 00:08:15,450 Hãy nghĩ đến mô hình dãy núi mô tả kích thước xẻng. 187 00:08:15,450 --> 00:08:18,252 Theo trục này là kích thước. 188 00:08:18,883 --> 00:08:21,809 Và trục này là giá trị. 189 00:08:21,809 --> 00:08:23,384 Giá trị ở đây là gì? 190 00:08:23,384 --> 00:08:24,984 Không phải theo việc tôi sẽ bán được chiếc xẻng với giá bao nhiêu 191 00:08:24,984 --> 00:08:27,496 mà là năng suất mà chiếc xẻng có thể tạo ra. 192 00:08:27,496 --> 00:08:29,420 Giả sử chúng ta có một chiếc xẻng xúc than, 193 00:08:29,420 --> 00:08:30,474 hãy nghĩ 194 00:08:30,474 --> 00:08:33,396 với chiếc xẻng đó, một người có thể xúc được bao nhiêu kg than một ngày? 195 00:08:33,396 --> 00:08:35,441 Đây là hàm biểu diễn kích thước chiếc xẻng. 196 00:08:35,441 --> 00:08:37,896 Xuất phát từ điểm 0. 197 00:08:37,896 --> 00:08:39,690 Đây là kích thước của lòng xẻng. 198 00:08:39,690 --> 00:08:41,631 Nếu lòng xẻng có kích thước là 0, 199 00:08:41,631 --> 00:08:43,700 (chúng ta thường quen gọi nó là cái gậy) 200 00:08:43,700 --> 00:08:45,876 chúng ta không thể xúc được than. 201 00:08:46,384 --> 00:08:47,895 Một cái gậy không thể làm được gì trong trường hợp này. 202 00:08:47,895 --> 00:08:50,004 Nếu như tôi làm cho lòng xẻng to hơn, 203 00:08:50,004 --> 00:08:52,241 chẳng hạn như bằng kích thước của một chiếc thìa, 204 00:08:52,241 --> 00:08:53,693 chúng ta có thể xúc được một ít. 205 00:08:53,693 --> 00:08:55,984 Nếu chiếc xẻng càng ngày càng to ra, 206 00:08:55,984 --> 00:08:58,672 công nhân của tôi sẽ xúc được nhiều than hơn. 207 00:08:58,672 --> 00:09:02,616 Nhưng, đến một điểm nào đó, chiếc xẻng trở nên quá to 208 00:09:02,616 --> 00:09:04,953 và quá nặng. 209 00:09:04,953 --> 00:09:06,056 Công nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi 210 00:09:06,056 --> 00:09:07,216 và năng suất sẽ giảm. 211 00:09:07,216 --> 00:09:08,460 Tiếp tục, năng suất càng ngày càng giảm 212 00:09:08,460 --> 00:09:11,898 cho đến khi chiếc xẻng trở nên quá to và quá nặng 213 00:09:11,898 --> 00:09:14,015 đến mức công nhân không thể nhấc nổi nó lên. 214 00:09:14,015 --> 00:09:14,905 nó cũng sẽ vô dụng như chiếc gậy vậy. 215 00:09:14,905 --> 00:09:20,828 Vậy nếu tôi chọn lượng than xúc được làm hàm biểu diễn kích thước của chiếc xẻng, 216 00:09:20,828 --> 00:09:23,441 tôi sẽ có mô hình núi Phú Sĩ, có duy nhất một đỉnh. 217 00:09:23,441 --> 00:09:24,604 Thật đơn giản để giải quyết vấn đề. 218 00:09:24,604 --> 00:09:29,542 Vậy nếu như chúng ta có thể mô tả các vấn đề khoa học theo cách này, 219 00:09:29,542 --> 00:09:33,943 hoặc chúng ta có thể biểu diễn các vấn đề mang tính kĩ thuật theo cách này, rồi leo dần lên đỉnh, 220 00:09:33,943 --> 00:09:36,568 về cơ bản được gọi là Chủ nghĩa Taylor. 221 00:09:36,568 --> 00:09:38,040 Ý tưởng là 222 00:09:38,040 --> 00:09:40,720 tìm ra các cực đại địa phương trên mô hình dãy núi. 223 00:09:40,720 --> 00:09:42,794 để tìm các lời giải tối ưu. 224 00:09:42,794 --> 00:09:45,733 Chúng ta chỉ có thể chắc chắn tìm ra đáp số tối ưu 225 00:09:45,733 --> 00:09:48,458 nếu chỉ có duy nhất một đỉnh trên mô hình dãy núi này. 226 00:09:48,613 --> 00:09:51,013 Nếu nó trông gồ ghề như thế này, 227 00:09:51,013 --> 00:09:52,411 Nếu mô hình giống như núi Phú Sĩ, cách tiếp cận của bạn là tốt. 228 00:09:52,411 --> 00:09:53,417 Nếu mô hình trở nên gồ ghề như thế này 229 00:09:53,417 --> 00:09:55,739 thì do bạn đã có một cách tiếp cận tồi, 230 00:09:55,739 --> 00:09:57,775 khi đó, nếu bạn leo lên đỉnh, 231 00:09:57,775 --> 00:10:00,565 bạn có thể gặp bế tắc ở bất kì chỗ nào. 232 00:10:00,596 --> 00:10:03,711 Tất nhiên, bạn sẽ mong muốn một mô hình như núi Phú Sĩ, 233 00:10:03,711 --> 00:10:07,674 trong trường hợp như cái xẻng này, mọi chuyện rất đơn giản. 234 00:10:07,674 --> 00:10:09,480 Tôi sẽ đưa ra thêm một ví dụ nữa. 235 00:10:09,480 --> 00:10:10,517 Một ví dụ rất thú vị. 236 00:10:10,517 --> 00:10:12,824 Đây là trò chơi tôi yêu thích có tên gọi “Tổng 15” 237 00:10:12,824 --> 00:10:14,736 do Herb Simon phát triển. 238 00:10:14,736 --> 00:10:17,561 Ông từng đoạt giải Nobel về kinh tế. 239 00:10:17,561 --> 00:10:19,827 “Tổng 15” được đưa ra để chứng tỏ 240 00:10:19,827 --> 00:10:22,501 vai trò của cách tiếp cận có ích lợi như thế nào, 241 00:10:22,501 --> 00:10:25,157 tại sao có những cách tiếp cận làm vấn đề trở nên đơn giản 242 00:10:25,157 --> 00:10:26,695 như đỉnh Phú Sĩ 243 00:10:26,695 --> 00:10:29,048 hoặc có những cách làm vấn đề trở nên phức tạp. 244 00:10:29,048 --> 00:10:31,313 Trò chơi “Tổng 15” diễn ra như sau: 245 00:10:31,313 --> 00:10:34,863 Có 9 quân bài từ 1 đến 9 được đặt trên bàn. 246 00:10:34,863 --> 00:10:36,769 9 quân bài trước mặt bạn. 247 00:10:36,769 --> 00:10:37,946 Có 2 người chơi. 248 00:10:37,946 --> 00:10:41,823 Họ luân phiên nhau lấy từng quân bài, 249 00:10:41,823 --> 00:10:44,897 cho đến khi không còn quân bài nào, nhưng trò chơi có thể kết thúc sớm hơn. 250 00:10:45,072 --> 00:10:50,409 Bất cứ lúc nào một người kết thúc lượt của mình, nếu người đó cầm trên tay 3 quân bài có tổng đúng bằng 15, anh ta thắng. 251 00:10:50,670 --> 00:10:51,923 Luật chơi rất đơn giản. 252 00:10:51,923 --> 00:10:54,448 9 quân bài. Lấy luân phiên. 253 00:10:54,448 --> 00:10:58,275 3 quân có tổng bằng 15 là thắng. 254 00:10:58,275 --> 00:10:59,824 Tôi sẽ minh họa một lần chơi 255 00:10:59,824 --> 00:11:01,528 giữa 2 người 256 00:11:01,528 --> 00:11:03,892 ta gọi họ là Paul và David. 257 00:11:03,907 --> 00:11:05,251 Paul chơi trước. Bạn thường nghĩ rằng 258 00:11:05,251 --> 00:11:07,913 chọn quân số 5 sẽ là lí tưởng để bắt đầu. 259 00:11:07,913 --> 00:11:11,604 Nhưng Paul đưa ra một quyết định kì lạ. Cậu chọn quân bài 4. 260 00:11:11,604 --> 00:11:14,402 Đến lượt David, cậu chọn 5. 261 00:11:14,402 --> 00:11:16,844 Paul lấy quân 6. 262 00:11:16,844 --> 00:11:18,920 Thật là lạ, 263 00:11:18,920 --> 00:11:22,872 bởi 4 + 5 + 6 = 15 (trong khi 5 đã thuộc về David) 264 00:11:22,872 --> 00:11:25,832 Có vẻ như không còn cách nào để Paul thắng. 265 00:11:25,832 --> 00:11:28,234 David cảm thấy khó hiểu. 266 00:11:28,234 --> 00:11:30,255 Cậu lấy quân 8. 267 00:11:30,255 --> 00:11:34,505 Để ý rằng 2 + 5 + 8 = 15, 268 00:11:34,520 --> 00:11:37,712 nên Paul phải lấy quân 2. 269 00:11:37,712 --> 00:11:39,363 Anh ta đã lấy quân 2. 270 00:11:39,363 --> 00:11:41,530 Chuyện gì xảy ra tiếp theo? 271 00:11:41,530 --> 00:11:43,222 2 + 4 = 6 272 00:11:43,222 --> 00:11:45,068 nên David sẽ thua nếu cậu không lấy quân 9. 273 00:11:45,791 --> 00:11:47,563 Nhưng 2 + 6 = 8 274 00:11:47,563 --> 00:11:49,606 nên David sẽ thua nếu cậu không lấy quân 7. 275 00:11:49,606 --> 00:11:52,148 Vậy là Paul thắng 276 00:11:52,148 --> 00:11:55,421 bất chấp lựa chọn của David ở lượt kế tiếp. 277 00:11:55,544 --> 00:11:57,002 Thật khó hiểu, phải không? 278 00:11:57,002 --> 00:11:58,568 Khi người thiết kế trò chơi là một người đã đoạt giải Nobel, 279 00:11:58,568 --> 00:12:00,878 bạn có thể tưởng tượng sẽ có rất nhiều chiến thuật trong trò chơi này. 280 00:12:00,878 --> 00:12:05,502 Bây giờ tôi sẽ đưa ra một cách tiếp cận khác đối với trò chơi này. 281 00:12:05,502 --> 00:12:08,134 Bạn còn nhớ ma phương trong toán lớp bảy không? 282 00:12:08,134 --> 00:12:11,388 Tổng các dòng bằng 15. 283 00:12:11,388 --> 00:12:15,507 8+3+4, 1+5+9, 6+7+2 284 00:12:15,507 --> 00:12:16,885 Các cột cũng vậy. 285 00:12:16,885 --> 00:12:20,273 8+1+6=15 286 00:12:20,273 --> 00:12:22,942 3+5+7=15. 287 00:12:22,942 --> 00:12:24,734 và cả đường chéo cũng vậy. 288 00:12:24,734 --> 00:12:26,657 8 + 5 + 2 = 15. 289 00:12:26,657 --> 00:12:28,469 6 + 5 + 4 = 15. 290 00:12:28,469 --> 00:12:30,638 Tổng mỗi dòng, cột hay đường chéo đều là 15. 291 00:12:30,638 --> 00:12:34,108 Bây giờ chúng ta sẽ chơi lại trò chơi kia trên Ma phương, 292 00:12:34,108 --> 00:12:37,397 một cách tiếp cận khác của “Tổng 15” 293 00:12:37,397 --> 00:12:39,638 Paul chơi trước, cậu chọn 4. 294 00:12:40,099 --> 00:12:42,278 David chọn 5. 295 00:12:42,278 --> 00:12:45,787 Paul chọn 6, khá kì lạ vì có vẻ như cậu không thể thắng. 296 00:12:45,787 --> 00:12:50,202 David chọn 8, Paul chặn bằng việc chọn 2. 297 00:12:50,202 --> 00:12:55,121 Kết quả là Paul thắng bất kể David chọn 7 hay 9 ở lượt kế tiếp. 298 00:12:55,413 --> 00:12:57,744 Trò chơi này là gì? 299 00:12:58,021 --> 00:13:00,605 Đúng vậy, Tic-tac-toe (ND: một phiên bản của cờ Caro trên bàn cờ có kích thước bị giới hạn) 300 00:13:00,958 --> 00:13:04,061 “Tổng 15” chẳng qua chỉ là Tic-tac-toe 301 00:13:04,061 --> 00:13:07,316 trên một cách tiếp cận khác. 302 00:13:07,446 --> 00:13:09,308 Vậy nếu bạn biến đổi “Tổng 15”, 303 00:13:09,308 --> 00:13:12,237 di chuyển các quân bài để tạo thành một ma phương 304 00:13:12,237 --> 00:13:16,166 việc bạn làm là việc tạo là một mô hình núi Phú Sĩ, 305 00:13:16,166 --> 00:13:18,549 làm vấn đề trở nên rất đơn giản. 306 00:13:18,549 --> 00:13:20,499 Rất nhiều đột phá, 307 00:13:20,499 --> 00:13:21,831 như bảng tuần hoàn, 308 00:13:21,831 --> 00:13:23,254 Thuyết vạn vật hấp dẫn, 309 00:13:23,254 --> 00:13:25,716 đó là những cách tiếp cận vấn đề 310 00:13:25,716 --> 00:13:27,981 biến những thứ phức tạp và khó mường tượng 311 00:13:27,981 --> 00:13:31,005 trở nên cực kì đơn giản và có ý nghĩa, 312 00:13:31,005 --> 00:13:32,519 để dễ dàng tìm ra lời giải. 313 00:13:32,519 --> 00:13:34,836 314 00:13:34,836 --> 00:13:37,309 Định lí sau đây được gọi là Savant Existance Theoem. 315 00:13:37,309 --> 00:13:39,504 Với mỗi bài toán, 316 00:13:39,504 --> 00:13:41,725 tồn tại cách biểu diễn 317 00:13:41,725 --> 00:13:44,518 sao cho nó trông giống một đỉnh Phú Sĩ. 318 00:13:44,518 --> 00:13:45,750 Tại sao lại như vậy? 319 00:13:45,750 --> 00:13:47,262 Thực ra chứng minh khá là đơn giản. 320 00:13:47,262 --> 00:13:49,609 Tất cả những gì bạn phải làm là, 321 00:13:49,609 --> 00:13:53,023 nếu bạn đã biểu diễn tập các lời giải như thế này 322 00:13:53,023 --> 00:13:54,670 bạn chỉ cần đặt cái tốt nhất vào giữa. 323 00:13:54,670 --> 00:13:57,354 Những cái tồi nhất ra hai đầu 324 00:13:57,354 --> 00:13:58,899 và sắp xếp phần còn lại vào các khoảng trống còn lại 325 00:13:58,899 --> 00:14:01,282 để tạo ra một đỉnh Phú Sĩ. 326 00:14:01,282 --> 00:14:02,650 Rất rõ ràng phải không. 327 00:14:02,650 --> 00:14:04,386 Vấn đề là, để tạo ra được một núi Phú Sĩ, 328 00:14:04,386 --> 00:14:07,134 bạn cần phải biết được toàn bộ các lời giải trước đó. 329 00:14:07,134 --> 00:14:09,069 Phương án này rõ ràng là không khả thi 330 00:14:09,069 --> 00:14:11,881 nhưng nó chứng tỏ rằng luôn có cách sắp xếp như vậy. 331 00:14:11,881 --> 00:14:13,480 Tức là luôn có một khả năng 332 00:14:13,480 --> 00:14:15,224 một ai đó nhìn vào một vấn đề cụ thể và nói 333 00:14:15,224 --> 00:14:17,399 “Nếu tôi tiếp cận được bài toán theo cách này thì sao?” 334 00:14:17,399 --> 00:14:20,095 Và có thể cách giải đấy sẽ biến một mô hình dãy núi gồ ghề 335 00:14:20,095 --> 00:14:22,653 thành một mô hình có dạng đỉnh Phú Sĩ. 336 00:14:24,145 --> 00:14:26,002 Vấn đề nằm ở chỗ 337 00:14:26,002 --> 00:14:28,398 có quá nhiều cách tiếp cận tồi. 338 00:14:28,398 --> 00:14:30,622 Luôn có cách tiếp cận tạo ra đỉnh Phú Sĩ, 339 00:14:30,622 --> 00:14:34,065 nhưng cũng có rất nhiều cách tiếp cận tồi tệ. 340 00:14:34,065 --> 00:14:37,205 Giả sử rằng tôi có 10 phương án 341 00:14:37,205 --> 00:14:40,286 và tôi cần xác định có bao nhiêu cách đặt chúng trên mô hình dãy núi 342 00:14:40,286 --> 00:14:42,424 10 chỗ trống lúc đầu 343 00:14:42,424 --> 00:14:44,064 9 chỗ trống cho cái thứ 2, 344 00:14:44,064 --> 00:14:45,924 8 chỗ cho cái thứ 3, v.v 345 00:14:45,924 --> 00:14:51,348 Tức là có 10 giai thừa, xấp xỉ 3,6 triệu cách tiếp cận 346 00:14:51,348 --> 00:14:54,169 mà phần lớn là kém hiệu quả. 347 00:14:54,169 --> 00:14:58,381 Chúng không biểu diễn tập phương án theo một cách hữu ích. 348 00:14:58,381 --> 00:15:01,187 Chỉ một vài cách tiếp cận có thể tạo ra đỉnh Phú Sĩ. 349 00:15:01,187 --> 00:15:03,794 Chúng ta hãy nghĩ về giá trị của các cách tiếp cận, chúng ta sẽ nhận thấy: 350 00:15:03,794 --> 00:15:06,583 Luôn luôn có những cách tiếp cận hiệu quả 351 00:15:06,583 --> 00:15:09,726 mà những người thông minh có thể nghĩ ra, 352 00:15:09,726 --> 00:15:11,825 chúng thực sự là các cách tiếp cận tốt cho các vấn đề 353 00:15:11,825 --> 00:15:14,415 làm mô hình dãy núi trở nên bớt gồ ghề. 354 00:15:14,415 --> 00:15:16,978 Nếu chúng ta chỉ tiếp cận theo một cách ngẫu nhiên, 355 00:15:16,978 --> 00:15:18,915 mô hình dãy núi nhận được nói chung là rất gồ ghề, 356 00:15:18,915 --> 00:15:21,284 làm chúng ta bế tắc ở bất cứ chỗ nào. 357 00:15:21,284 --> 00:15:23,408 Theo cách đó, chúng ta sẽ không thể tìm ra lời giải. 358 00:15:23,408 --> 00:15:26,561 Chúng ta sẽ đương đầu với những mô hình gồ ghề 359 00:15:26,561 --> 00:15:29,210 với vô số vô số đỉnh. 360 00:15:29,210 --> 00:15:32,511 Bây giờ, hãy suy nghĩ xem, làm sao tìm ra được một lời giải tốt trên những mô hình gồ ghề này? 361 00:15:32,511 --> 00:15:35,935 Khi đã đứng tại một điểm, bạn tìm đến điểm tốt hơn bằng cách nào? 362 00:15:35,935 --> 00:15:38,616 Có phương án nào khác ngoài “leo đồi” không? 363 00:15:38,616 --> 00:15:42,207 Bởi vì “leo đồi” thực chất chỉ hữu ích trên không gian một chiều. 364 00:15:42,207 --> 00:15:43,966 Nếu có nhiều chiều hơn thì sao? 365 00:15:43,966 --> 00:15:45,036 Tôi sẽ phải làm như thế nào. 366 00:15:46,374 --> 00:15:47,012 367 00:15:53,601 --> 00:15:55,238 Vậy chúng ta học được gì từ bài giảng này? 368 00:15:55,238 --> 00:15:57,953 Thứ nhất, khi chúng ta tìm cách giải quyết một vấn đề, 369 00:15:57,953 --> 00:15:59,709 khi chúng ta mã hóa nó theo một cách nào đó, 370 00:15:59,709 --> 00:16:01,770 đây là một cách tiếp cận. 371 00:16:01,770 --> 00:16:06,755 Một cách tiếp cận sẽ tạo ra cực đại địa phương. 372 00:16:06,755 --> 00:16:09,748 Cách tiếp cận tốt sẽ có ít cực đại địa phương. 373 00:16:09,748 --> 00:16:13,258 Cách tồi hơn sẽ có nhiều cực đại địa phương hơn. 374 00:16:13,258 --> 00:16:15,962 Số lượng cách tiếp cận cho một vấn đề 375 00:16:15,962 --> 00:16:18,078 có thể lên tới hàng tỉ. 376 00:16:18,078 --> 00:16:19,390 Bởi vì có hàng tỉ cách tiếp cận, 377 00:16:19,390 --> 00:16:21,425 phần đông tỏ ra không thực sự hiệu quả. 378 00:16:21,425 --> 00:16:25,256 Một vài cách tiếp cận biến bài toán thành một mô hình núi Phú Sĩ. 379 00:16:25,256 --> 00:16:27,118 Đôi khi, chỉ có thiên tài 380 00:16:27,118 --> 00:16:28,582 như Newton hay Mendeleev 381 00:16:28,582 --> 00:16:30,784 mới có thể tìm ra cách tiếp cận 382 00:16:30,784 --> 00:16:32,958 biến một mô hình phức tạp, gồ ghề 383 00:16:32,958 --> 00:16:34,561 thành một đỉnh Phú Sĩ. 384 00:16:34,561 --> 00:16:36,914 Trong những trường hợp khác, chẳng hạn như bài toán về kích thước xẻng, 385 00:16:36,914 --> 00:16:42,352 hẳn nhiều người có thể tìm ra cách tiếp cận 386 00:16:42,352 --> 00:16:44,416 để bài toán trở thành một đỉnh Phú Sĩ. 387 00:16:44,416 --> 00:16:45,366 Điểm mấu chốt là: 388 00:16:45,366 --> 00:16:48,969 Khi chúng ta giải quyết một bài toán, đầu tiên hãy mô tả nó. 389 00:16:48,969 --> 00:16:51,262 Chúng ta sẽ có một số cách tiếp cận vấn đề. 390 00:16:51,262 --> 00:16:55,519 Cách mô tả sẽ quyết định độ khó của bài toán. 391 00:16:55,519 --> 00:16:58,384 Nếu có thể biểu diễn được bài toán thành đỉnh Phú Sĩ, bài toán sẽ là đơn giản. 392 00:16:58,384 --> 00:17:01,912 Nếu nó trở nên mấp mô, 393 00:17:01,912 --> 00:17:04,150 vấn đề có lẽ khá phức tạp. 394 00:17:04,150 --> 00:17:05,794 Trong bài giảng tiếp theo, 395 00:17:05,794 --> 00:17:09,791 chúng ta sẽ đề cập đến việc 396 00:17:09,791 --> 00:17:11,831 một khi chúng ta đã có mô hình dãy núi này, 397 00:17:11,831 --> 00:17:13,412 làm cách nào để tìm kiếm phương án tối ưu trên mô hình đó? 398 00:17:13,412 --> 00:17:14,509 Chúng ta đã từng đề cập đến “leo đồi” 399 00:17:14,509 --> 00:17:17,200 nhưng cũng có rất nhiều cách để bạn có thể leo. 400 00:17:17,200 --> 00:17:20,919 Và đó là vấn đề chúng ta sẽ đề cập trong bài kế tiếp: hàm đánh giá kinh nghiệm được sử dụng trên mô hình dãy núi. 401 00:17:20,919 --> 99:59:59,999 Cảm ơn các bạn đã theo dõi.